Quân Vương (tên tiếng Ý là Il Principe) là một tác phẩm kinh điển về khoa học chính trị của Niccolo Machiavelli được viết năm 1513. Tác phẩm đặt nền móng cho ngành chính trị học hiện đại. Thuật trị quốc từ Quân Vương đã có ảnh hưởng tới rất nhiều thế hệ chính trị gia, nhà quân sự, nhà khoa học trong các thế kỷ tiếp theo.
Quân Vương là một tác phẩm kinh điển được viết ra để… xin việc.
Thế kỷ 15, nước Ý còn đang được chia thành năm quốc gia lớn và chiến tranh, tranh giành chính trị luôn diễn ra. Triều đại thay đổi liên tục và những quân thần như Niccolo Machiavelli luôn phải cố gắng tìm chỗ dựa.
Năm 1512, nhà Medici lấy lại được quyền kiểm soát Florence và nhanh chóng sa thải các nhân sự của chế độ cộng hòa cũ. Trong đó có Machiavelli. Một năm sau ông bị bắt, bị tra tấn trong 3 tuần. Sau khi được thả, ông rời đến thị trấn San’t Andrea.
Quân Vương được Niccolo Machiavelli viết năm 1513 dành tặng cho nhà Medici nhằm chứng tỏ sự tận tâm phụng sự. Về cơ bản, thì Machiavelli mong muốn nhờ tắc phẩm mà nhà Medici cho ông thêm cơ hội để quay lại chính trường. Dĩ nhiên là mục tiêu xin việc của Niccolo đã thất bại. Nhà Medici đủ khôn ngoan để chỉ dùng người họ tin tưởng. Với họ, Niccolo Machiavelli là người quá nham hiểm, thiếu sự trung thành và có khả năng phản trắc.
Machiavelli chờ đợi sự khoan dung của nhà Medici từ năm 1513 tới 1515 nhưng vẫn không được nhà Medici để ý. Vậy là sự nghiệp ngoại giao của ông đã chấm dứt. 10 năm sau ông không tham gia chính sự. Chủ yếu dành thời gian để sáng tác, viết các tác phẩm nhạc kịch, thi ca, sách về quân sự… ông mất sau một trân ốm vào tháng 6 năm 1527.
Dù là kiệt tác, nhưng đã có thời Quân Vương bị giáo hội cấm xuất bản
Tới năm 1532, Quân Vương được xuất bản dưới sự cho phép của giáo hoàng Clement VII. Dù sao cũng thật đáng tiếc, lúc đó Machiavelli đã qua đời. Ông không hề biết tới sự thành công của tác phẩm này.
Quân Vương sau khi được xuất bản đã được tái bản liên tiếp 7 lần trong 20 năm tại Ý. Tới năm 1559 lại vào “danh mục sách cấm bán” của giáo hội kito giáo. Dù sao, điều đó cũng không ngăn được sự lan truyền của tác phẩm. Và “Quân Vương” đã sớm được dịch ra tất cả các ngôn ngữ phổ biến ở Châu Âu. Tới ngay nay, Niccolo Machiavelli vẫn được công nhận là một trong những tư tưởng chính trị hiện đại và là nhà bình luận sắc sảo về tâm lý học và nghệ thuật lãnh đạo.
Cá nhân mình nghĩ thật hài hước khi ai đó cho rằng Niccolo Machiavelli ủng hộ nền quân chủ hơn cộng hòa. Hay cho rằng Machiavelli quá man rợ, ích kỷ. Ở thời đại mà ông sống, ông ấy không có sự lựa chọn. Thông tin về Niccolo Machiavelli và tác phẩm Quân Vương được nhà xuất bản giới thệu ngay phần đầu của tác phẩm. Rất tiện để cho độc giả tìm hiểu.
Điểm đặc sắc của tác phẩm: Phương pháp luận cho nền chính trị hiện đại.
Cuốn Quân Vương có một đặc trưng rất rõ nét là Niccolo Machiavelli đã sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp đưa ra các kết luận dựa trên cơ sở những ví dụ trong lịch sử, cũng như những ví dụ trong thời đại của ông, và đây cũng chính là phương pháp nghiên cứu khoa học chính trị hiện đại.
So sánh một chút, trong những bộ sách sử thi của Trung Quốc như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Đông Tru Liệt Quốc, Thập Tam Lục Kế, Hàn Phi Tử… các điển tích cũng được nhắc tới rất nhiều. Song đâu đó, trong các tác phẩm của phương đông vẫn mang nặng tư tưởng nho giáo, đạo giáo… hơn nữa, các tác phẩm này bị hạn chế bởi thời kỳ, địa lý, ngôn ngữ… nên chưa được phổ biến tới nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ. Còn với Quân Vương, thì tác phẩm này rất trần trụi. Tác phẩm lột tả rõ bản chất con người và tư tưởng chính trị trong thời kỳ phục hưng. Được dịch ra nhiều thứ tiếng. Phổ biến trong nhiều quốc gia. Do vậy, Quân Vương của Niccolo Machiavelli mới có sức ảnh hưởng về mặt học thuật rất lớn như.
Có rất nhiều tác giả, nhà khoa học, và cả các nhà quân sự đều chịu ít nhiều ảnh hưởng từ tác phẩm. Ví dụ như Napoleon I, Adolf Hitler…
Thực sự là mình rất bất ngờ khi được cầm quyển Quân Vương trên tay. Mình biết tới cuốn sách này khi đọc cuốn 48 Nguyên Tắc Của Quyền Lực. Đây có lẽ là cuốn sách mà cũng đã ảnh hưởng rất nhiều tới văn phong của tác giả Robert Greene. Trong cuốn sách này, chương đầu tiên, nguyên tắc đầu tiên của Robert Greene là “đừng bao được chơi trội quan thầy”. Có lẽ, đây là bài học kinh nghiệm mà Greene rút ra từ cuốn Quân Vương.
Ai nên đọc cuốn sách này?
Theo cá nhân mình thì đa số độc giả nước ta hiện tại không có nhu cầu đọc Quân Vương. Thế này nhé, đây là một cuốn sách về chính trị của thế kỷ 15, tìm hiểu về chúng không có nhiều lợi ích cho các độc giả ngày nay. Chưa kể bối cảnh chính trị của Italy và các điển tích trong sách xa lạ với độc giả Việt Nam.
Thêm nữa, Quân Vương là một cuốn sách thực dụng. Có nhiều đoạn trái với luân thường đạo lý, không như dòng văn chính luận.
Nếu ai đó thích đọc Quân Vương thì chắc chắn là các nhà học thuật; Những nhà lãnh đạo đang đi tìm kiếm tri thức; Học giả đang nghiên cứu về lịch sử và chính trị học. Hoặc mấy con mọt sách như mình.
Nội dung của cuốn Quân Vương.
Quân Vương là một tác phẩm kinh điển. Ngoài câu chuyện liên quan tới tác giả, nội dung của Quân Vương đương nhiên rất đặc sắc. Giàu tính hàm triết và có ảnh hưởng lớn tới người đọc.
Đầu tiên, đối tượng chính của cuốn sách lại là người lãnh đạo một vùng lãnh địa, đây là nội dung rất kích thích với độc giả.
Ngài phải biết rằng có hai cách để tranh đoạt: một là bằng pháp luật, cách kia là bằng vũ lực. Cách thứ nhất thích hợp với loài người, còn cách thứ hai thích hợp với loài thú. Nhưng bởi vì cách thứ nhất thường là không đủ nên cần sử dụng cách thứ hai. Do vậy, bậc Quân Vương cần phải biết cách đội cả lốt thú và lốt người. – Chương 18. Cách giữ chữ tín của Quân Vương. Trang 139.
Như Nam Hải đã chia sẻ ở phần trên, tác phẩm khắc họa rất rõ nét bản tính của con người, ví dụ như đoạn này:
Bởi vì điều này có thể được khẳng định một nét phổ quát với con người, đó là họ thường vô ơn, hay thay đổi, giả tạo, hèn nhát và hám lợi, và khi mà ngài thành công thì họ sẽ theo ngài hoàn toàn; họ sẽ dâng cho ngài tài sản của họ, máu của họ, cuộc sống của họ và con cái họ, như đã nói, đó là khi hoạn nạn còn xa; còn khi hoạn nạn cận kề thì họ sẽ quay lưng chống lại ngài. – Trang 134.
Ngoài mối quan hệ quân thần, về cơ bản, tác phẩm phân tích vào nhưng lựa chọn khó khăn cho một vị quân vương. Như việc phân loại các quốc gia, lựa chọn hình thái của quân đội, cách đối xử với các thế gia quý tộc, cách sử dụng pháo đài. Phần nội dụng hay nữa là các lựa chọn cách sống: Nên tàn bạo hay nhân tư? Nên giữ uy tín hay không? Nên duy trì pháp luật hay man rợ? Cách tránh bị khinh miệt và thù ghét. Cách tạo ra uy danh…
Khi chiếm một đất nước, thì người chinh phục cần tính toán tất cả những điều ác phải làm và thực hiện chúng cùng một lúc để không phải thực hiền thường xuyên nữa…
Thay cho lời kết, Cuối cuốn sách có một lời bình luận như sau:
“Chúng ta chịu ơn Machiavelli và các tác giả viết về những điều mà con người đã làm chứ không phải là điều con người nên làm” – Francis Bacon
“Men should be either treated generously or destroyed, because they take revenge for slight injuries – for heavy ones they cannot.”
Đàn ông nên được đối xử rộng lượng hoặc bị tiêu diệt, bởi vì họ trả thù cho những vết thương nhẹ – đối với những vết thương nặng thì họ không thể.
“The promise given was a necessity of the past: the word broken is a necessity of the present.”
Lời hứa được đưa ra là một điều tất yếu của quá khứ: lời nói bị phá vỡ là một điều cần thiết của hiện tại.
“Of mankind we may say in general they are fickle, hypocritical, and greedy of gain.”
Về nhân loại, chúng ta có thể nói chung là họ hay thay đổi, đạo đức giả và hám lợi.
“A wise ruler ought never to keep faith when by doing so it would be against his interests.”
Một nhà cai trị khôn ngoan không bao giờ nên giữ đức tin khi làm như vậy sẽ đi ngược lại lợi ích của ông ta.
“It is better to be feared than loved, if you cannot be both.”
Thà sợ hơn là được yêu, nếu bạn không thể là cả hai.
“One who deceives will always find those who allow themselves to be deceived.”
Kẻ lừa dối sẽ luôn tìm thấy những người cho phép mình bị lừa dối.
Tham khảo:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_V%C6%B0%C6%A1ng_(s%C3%A1ch)
- https://tiki.vn/combo-sach-machiavelli-quan-vuong-thuat-cai-tri-p58158189.html
- https://chienluocsong.com/quan-vuong-the-prince/
Nam Hải