Phương thức toyota (The Toyota Way) là một cuốn sách nổi tiếng về dây chuyền sản xuất tinh gọn ra đời từ năm 2004. Cuốn sách được nhiều giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam khuyến nghị sinh viên nghiên cứu.
Toyota – Niềm tự hào của người dân Nhật Bản
Trong vài thập kỷ gần đây, các quốc gia khu vực Đông Bắc Á đã giặt hái được nhiều thành công trong lãnh vực công nghiệp. Ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… vậy bí mật của các quốc gia này là gì? Tại sao Đông Nam Á lại chưa phát triển được như vậy? Có rất nhiều điều mà một nhà quản trị có thể suy ngẫm sau khi đọc Phương Thức Toyota.
Sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp đặc biệt. Một chiếc ô tô được tạo từ 30.000 tới khoảng 40.000 linh kiện. Chỉ khi tự phát triển sản xuất được một chiếc ô tô hoàn chỉnh thì quốc giá đó mới có thể coi là một quốc gia công nghiệp. Vì sau đó, họ có thể tự sản xuất các khí tải quân sự hạng nặng. Cái này liên quan mật thiết tới an ninh quốc phòng. Do vậy, sản xuất ô tô là mục tiêu của bất cứ vùng lãnh thổ nào muốn trở thành cường quốc.
Phương thức Toyota là cuốn sách tập hợp các kinh nghiệm và kỹ thuật quản trị sản xuất tinh gọn của Toyota. Hãng ô tô Nhật Bản đi từ sự sụp đổ sau chiến tranh tới đánh bại xe Mỹ ngay trên đất Mỹ.
Tới ngày nay, nhiều người vẫn cho rằng Toyota đang đối diện với khủng hoảng thực sự trước phong trào sản xuất xe điện. Đối thủ mới của Toyota, như hãng Tesla đã sản xuất hàng loạt ra được những chiếc xe điện hoàn hảo. Sau nhiều lần chối bỏ thách thức chuyển đổi sang xe điện. Toyota cũng thừa nhận và dồn sức cho ra mắt liền 10 mẫu xe điện mới trước 2026.
Quay lại với cuốn sách The Toyota Way, cuốn sách gồm hai phần nội dung chính.
Một là con đường hình thành lịch sử và phát triển của tập đoàn. Từ những quyết định tạo ra máy dệt tự động tới chiếc xe ô tô điện.
Thứ hai, như dịch giả để tiêu đề sách “Phương thức toyota” là ám chỉ tới 14 đặc điểm sản xuất tinh gọn được đúc rút ra trong quá trình sản xuất. Đây cũng là phần nội dung có tính thực tiễn cao, gây tò mò với độc giả. Vì suy cho cùng, Toyota không phải là hãng đầu tiên đưa ra nguyên tắc sản xuất tinh gọn. Nhưng có lẽ là một trong những hãng áp dụng thành công nhất.
Toyota nổi lên trong các đại gia sản xuất công nghiệp toàn cầu nhờ hệ thống sản xuất nổi tiếng Toyota Production System (TPS). Hầu hết các nhà sản xuất đa quốc gia đều mong được học hỏi và áp dụng hệ thống này. Thế nhưng họ gặp nhiều khó khăn thậm chí là thất bại. Nhiều người cho rằng áp dụng TPS sẽ đạt được nhiều lợi ích. Một số người khác thì khẳng định TPS là hệ thống kiểu nhật, và chỉ người nhật mới đáp ứng đủ tư duy và văn hóa để sử dụng nó tốt nhất.
Cuối cùng, cuốn sách này còn là tuyên bố của Toyota với thế giới về trình độ, năng lực cũng như niềm tự hào công nghệ Nhật Bản của họ. Một cuốn sách truyền thông gửi tới cả các công ty cạnh tranh và khách hàng. Theo ý nghĩa đó, cuốn sách thật sự rất đặc biệt với tập đoàn Toyota.
Đôi chút suy tư về nền công nghiệp Việt Nam
Xe ô tô của Toyota tại Việt Nam rất bền và thực dụng. Những chiếc xe Toyota có thể không phải là những chiếc xe đẹp nhất, có trải nghiệm lái tốt nhất hay rẻ nhất. Chúng đơn giản là bền và cực kỳ giữ giá.
Toyota Camry có thể đã bị khai tử ở chính Nhật Bản, song ở Việt Nam nó vẫn là xe doanh nhân đẳng cấp vì tính bền bỉ và vóc dáng đẹp không lỗi thời. Toyota Vios luôn nằm trong top các xe bán chạy, dù bị cạnh tranh bởi Mitsubishi, Hyundai, Suzuki, Vinfast, Nissan… Toyota Hilux bị thất sủng ở Việt Nam nhưng lại rất thành công ở Thái Lan…
Bây giờ, hãy quay lại với danh sách những công ty có vốn hóa lớn nhất tại nước ta. Trong danh sách VN30, quá nửa là ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, bất động sản, xăng dầu, bán lẻ. Ngành công nghiệp có gì? May ra có HPG, GVR, BCM… hết. Một đất nước không chú trọng sản xuất thì sẽ chỉ có thể đi làm dịch vụ thuê cho nước ngoài. Thời kỳ kinh tế phát triển với dân số vàng sẽ không kéo dài. Trong khi tình hình địa chính trị – kinh tế thế giới luôn biến động với rủi do tiềm ẩn. Tất cả điều đó tạo ra nhiều thách thức cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của đất nước.
Thật lòng mà nói, tôi rất mong các bạn trẻ sau khi đọc xong Phương Thức Toyota Way sẽ hiểu được con đường mà Vinfast thú vị như thế nào. Một ngày nào đó chúng ta sẽ có The Vinfast Way, The Thaco Way, The Vietjet Way… những tác phẩm đó đang chờ thế hệ chúng ta viết nên.
Đánh giá về Phương Thức Toyota
Nhìn chung khi cố gắng áp dụng TPS, điều đầu tiên bạn phải làm là dàn đều hay bình chuẩn hóa sản xuất. Đó là trách nhiệm chính của việc kiểm soát sản xuất hay của người quản lý sản xuất. Định mức sản xuất và tồn kho có thể đòi hỏi phải giao hàng sớm, hoặc phải hoãn việc giao hàng, hoặc có thể phải yêu cầu vài khách hàng chờ đợi trong một khoảng thời gian ngắn. Một khi định mức sản xuất ít, nhiều, tương đương hoặc không đổi trong cả tháng thì bạn sẽ phải áp dụng nhiều hệ thống kéo và cân bằng dây chuyền. Nhưng nếu mức sản xuất thay đổi hàng ngày thì chẳng có nghĩa gì khi cố gắng áp dụng những hệ thống khác, vì bạn chỉ đơn giản là không thể thiết lập sự chuẩn hóa công việc trong hoàn cảnh ấy.
Fujio Cho, Chủ tịch tập đoàn Toyota.
Cuốn sách này cho bạn thấy Toyota đã thành công như thế nào với những ý tưởng thực tế mà bạn có thể sử dụng để phát triển cách tiếp cận của riêng mình vào cuông việc inh doanh.
– Gary Convis, Giám đốc sản xuất Toyota.
Nam Hải