You are currently viewing Đợt Tuyệt Chủng Thứ 6 của Elizabeth Kolbert: Bước tiến tiếp theo của nhân loại

Đợt Tuyệt Chủng Thứ 6 của Elizabeth Kolbert: Bước tiến tiếp theo của nhân loại

Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu là một cuốn sách lịch sử “phi tự nhiên” nổi tiếng đã đạt giải Pulitzer 2015 của Elizabeth Kolbert. Đây là một cuốn sách về chủ đề khoa học tự nhiên và nhân loại vô cùng đặc sắc. Một cuốn sách hay như xem chương trình Discovery Channel.

Sách chủ đề tự nhiên học

Đợt tuyệt chủng thứ sáu được xếp vào dạng sách lịch sử tự nhiên. Dạng sách này kén độc giả, thường rất hiếm tác phẩm lôi cuốn. Sách về đề tài tự nhiên mà gần gũi với “người thường” khá khó tìm. Vậy nên cứ sách nào đạt giải thưởng lớn thì chúng ta ưu tiên đọc trước.

Trước tiên, câu hỏi là sách như Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu sẽ mang lại cho bạn cái gì đây? Chủ đề này thường không giống như sách về kinh tế, hay self-help. Xác định được mục đích đọc chính việc bạn cần làm trước khi tiếp cận cuốn sách này.

Tuyệt chủng là một đề tài chết chóc. Và tuyệt chủng trên diện rộng hoàn toàn là một đề tài chứa sự chết chóc khắp nơi. Đó cũng là một đề tài kỳ lạ. Trong những trang tiếp theo đây, tôi cố gắng truyền tải cả hai phía: Sự phấn khích của những gì đang được học hỏi lẫn nỗi kinh hoàng do nó gây ra. Hy vọng của tôi là những người đọc cuốn sách này sẽ gập cuốn sách lại với sự trân trọng những khoảnh khắc thực sự phi thường mà chúng ta đang được sống.

Câu chuyện về Đợt tuyệt chủng thứ sáu, ít ra qua những gì tôi lựa chọn để kể, sẽ tới trong mười ba chương sách. Mỗi chương dõi theo một giống loài mà theo cách này cách khác có tính điển hình: voi răng mấu châu Mỹ, chim ăng-ca lớn, một loài ốc đã biến mất vào cuối kỷ Phấn trắng (hay kỷ Creta) cùng loài khủng long. Những sinh vật ở các chương đầu đã biến mất rồi, và phần này của cuốn sách chủ yếu quan tâm tới những vụ tuyệt chủng lớn của quá khứ và lịch sử đầy gay cấn của việc phát hiện ra những đợt tuyệt chủng đó, bắt đầu với công trình của nhà tự nhiên học người Pháp Georges Cuvier. Phần thứ hai của cuốn sách diễn ra ngay trong thời hiện tại, ở vùng rừng nhiệt đới Amazon đang ngày càng bị phân mảnh, trên những triền núi đang ấm lên nhanh chóng của dãy Andes, và bên ngoài rạn san hô Great Barrier. Tôi chọn đi đến những nơi cụ thể này vì các lý do mang tính báo chí thông thường, vì ở đó có một trạm nghiên cứu hay vì có người mời tôi bám theo một đoàn thám hiểm. Quy mô của thay đổi đang diễn ra lớn tới mức giờ đây tôi có thể gần như tới bất cứ nơi nào và với sự hướng dẫn phù hợp, sẽ tìm thấy những dấu hiệu thay đổi. Một chương lưu tâm tới sự tuyệt diệt xảy ra ít nhiều ngay tại sân sau nhà tôi (Và có thể, cả nhà bạn nữa.)

Cuốn sách này giúp độc giả có cái nhìn rộng hơn về thế giới mà chúng ta đang sống. Hối thúc mỗi người nên nhanh chân có những trải nghiệm môi trường tự nhiên. Ngay từ bây giờ, sẽ thật tuyệt vời nếu có một chuyến du ngoại vào Phú Quốc. Vì ở đây đang có những bãi San Hô tuyệt đẹp và có vườn thú Vinpearl Safari. Ngoài ra có thể tới Nha Trang, ở đó có bảo tàng đại đương với bộ xương cá voi. Rất nhiều thứ mà các bậc phụ huynh có thể đưa các em đi khám phá.

Bộ xương cá voi (cá Ông) 300 tuổi ở di tích Lăng Tân, đảo Lý Sơn

Ở nước ta, ngoài việc ít đọc sách, còn một nét văn hóa đậm chất á đông nữa: Thịt động vật hoang dã. Trải qua nhiều năm chiến tranh và nạn đói. Chúng ta đã sinh tồn bằng cách thịt tất cả các loài mà chúng ta có thể thịt mà không cảm thấy day dứt về mặt đạo đức. Giờ đây, thịt thú rừng trở thành đặc sản trên các bàn nhậu. Và cả thịt chó mèo nữa. Việc này có lợi và cũng có hại. Ăn được nhiều loại thực phẩm giúp chúng ta thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu. Nhưng mà thịt dơi, ngà voi, sừng tê thì…. Nên dừng.

Việc mọi người quan tâm hay không quan tâm chẳng hề quan trọng. Quan trọng là nhân loại đang thay đổi cả thế giới.

Đợt tuyệt chủng thứ sáu giúp bạn hiểu hơn về môi trường mà chúng ta đang sống.

Ngay trong lời nói đầu của quyển sách, Elizabeth kể về câu chuyện của loài người theo góc nhìn thứ 3. Một giống loài non trẻ cách đây khoảng 200 nghìn năm. Không đặc biệt nhanh nhẹn, mạnh mẽ hay dễ sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, chúng cực kỳ tháo vát. Dần dần, chúng chuyển tới những vùng khí hậu khác, những con thú săn mồi khác và những con mồi khác. Sau đó là quá trình sinh sôi, phát triển mạnh mẽ của Homo Sapiens. Kết quả là loài này đã có mặt ở khắp nơi. Thay đổi khí hậu, đặc tính hóa học của các đại dương. Làm thêm nhiều loài nữa tuyệt chủng. Tác động quá lớn tới trái đất. Hình thành nên một thể mới: Thể Nhân Sinh. Mà kết cục là…

“Nếu bạn muốn nghĩ về việc tại sao con người lại quá nguy hiểm cho những loài khác. Bạn có thể hình dung ra cảnh tượng một tay thợ săn châu Phi mang một khẩu AK-47 hay một tay lâm tặc đang chặt rừng ở Amazon với một cây rìu, hay còn hơn nữa, bạn có thể tưởng tượng ra chính mình cầm một cuốn sách trên tay.”

Trong Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu có kể về nhiều chuyến phiêu lưu ấn tượng của Elizabeth Kolbert. Ấn tượng nhất với Nam Hải là sự A xít hóa đại dương, Câu chuyện về người Neanderthal và vụ đi sờ trực tràng để siêu âm cho bọn tê giác. Mấy con cúc đá cũng rất đẹp. Nếu bạn nào muốn coi tận mắt thì có thể tới Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Xem thêm Những hóa thạch trăm triệu năm được lưu giữ ở Việt Nam.

Trên tay Nam Hải là cuốn được in vào khoảng 11/2019. Sách có trình bày tốt. Nhiều ảnh minh họa. Chất liệu giấy tốt. Lượng kiến thức truyền đạt cao. Mạch câu chuyện dễ đọc, dễ nhớ, dễ hình dung. Giá bằng 1kg thịt gà. Thích hợp mua làm quà cho ai đó có máu phiêu lưu. Hạn chế với trẻ em dưới 16 tuổi. (Các bạn ấy đọc xong lại thốt lên rằng thế giới đang ở thể Nhân Sinh và con người là quá tàn ác. Rồi sẽ lăn quay ra đòi tiền bố mẹ cho đi lặn ngắm san hô ở Phú Quốc vì sợ tới 2050 sẽ chẳng còn san hô nữa… thì khổ cho các bậc phụ huynh đúng không nào?)

Một vài trích dẫn “kiến thức” từ cuốn “Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu”:

Tuyệt chủng hàng loạt là chuyện khác. Thay vì sự thong thả của tốc độ tuyệt chủng nền là một vụ sụp đổ mạnh, và tỉ lệ biến mất tăng vọt. Anthony Hallam và Paul Wignail, các nhà cổ sinh vật học người Anh chuyên viết về đề tài này, đã định nghĩa sự tuyệt chủng hàng loạt là những biến cố loại bỏ “một tỉ lệ lớn những vùng sinh vật của thế giới trong một thời gian không đáng kể về mặt phân kỳ địa chất”. Một chuyên gia khác, David Jablonski, nêu các đặc điểm của tuyệt chủng hàng loạt là “sự mất mát lớn đa dạng sinh học” xảy ra nhanh chóng và “ở quy mô toàn cầu”. Michael Benton, một nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu sự tuyệt chủng vào cuối kỷ Permi, sử dụng ấn dụ về cây đời: “Trong một đợt tuyệt chủng hàng loạt, những mảng rộng của cây cối bị cắt trụi, như thế bị tấn công bởi những kẻ điên mang rìu.” Một nhà cố sinh vật học thứ năm, David Raup, đã thử nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của các nạn nhân: “Trong phần lớn thời gian, nguy cơ các loài bị tuyệt chủng là rất thấp.” Nhưng “tình trạng của sự an toàn tương đối này bị đảo lộn trong những quãng thòi gian ngắn hiếm thấy bởi một mối đe dọa cực kỳ lớn”. Vì thế, lịch sử sự sống bao gồm “những thời kỳ dài nhàm chán kéo dài bị ngắt quãng bất thường bởi sự hoảng loạn.” – Trang 36

Sự Axit hóa đại dương làm tăng chi phí của quá trình vôi hóa trước hết là ở chỗ làm giảm số ione Cacbonat sẵn có. Để tiếp nối ẩn dụ về việc xây dựng, hãy tưởng tượng bạn cố gắng xây dựng một căn nhà trong khi có người cứ tìm cách ăn cắp gạch của bạn. Nước càng bị axit hóa nhiều, năng lượng để hoàn thành các bước cần thiết này càng lớn. Ở một thời điểm nhất định nào đó, nước chứa quá nhiều điện tích ăn mòn và CaCO3 rắt bắt đầu hòa tan. Điều đó giải thích tại sao những con sao lang thang gần các mạch khí ở Castello Aragonese rốt cuộc bị thủng lỗ chỗ. – Trang 200

Ngay cả khi ý tưởng về các thời kỳ băng hà nhìn chung đã được chấp nhận, khi lần đầu tiên được Louis Agassiz, một học trò của Cuvier đề xuất  vào những năm 1830, không ai có thể giải thích tại sao một quy trình gây kinh ngạc như thế có thể xảy ra. – Trang 260

Vào tháng 3 năm 2007, một số nhà sinh vật học hoang đã từ Albany, New York, đã tiến hành kiểm đếm dơi trong một hang động ngay phía tây thành phố. Đây là một sự kiện thường kỳ, thường kỳ tới mức người giám sát nhóm, AI Hicks, không đi mà ở lại văn phòng. Ngay khi các nhà sinh vật học tới hang, họ rút điện thoại di động ra. “Họ nói, “Quái quỷ thật, xác dơi chết khắp noi’, ” Hicks, làm việc cho Sở Bảo tồn Môi trường bang New York, sau này nhớ lại. Hicks đã chỉ đạo họ mang một số xác dơi về văn phòng. Ông cũng yêu cầu các nhà sinh vật học chup ảnh bất cứ con dơi còn sống nào mà họ tìm thấy. Khi Hicks kiểm tra các bức ảnh, ông thấy những con vật này trông như thể chúng đã bị nhúng vảo bột trắng, bắt đầu từ mũi. Đây là điều ông chưa từng gặp trước kia, và ông bắt đầu gửi các bức ảnh qua thư điện tử cho tất cả những chuyên gia về dơi mà ông có thể nghĩ ra. Không ai trong số đó từng nhìn thấy điều tương tự. Một số cộng sự của Hicks ở các bang khác thì đùa cợt. Họ nói họ muốn biết những con dơi ở New York đang hít thứ ma túy gi. – Trang 311

Nam Hải