You are currently viewing Quẳng gánh lo đi và vui sống của Dale Carnegie

Quẳng gánh lo đi và vui sống của Dale Carnegie

Quảng gánh lo đi và vui sống là một tác phẩm kinh điển của Dale Carnegie. Một trong những cuốn sách phát triển bản thân đầu tiên đã có ảnh hưởng tích cực tới hàng triệu người.

Bắt đầu từ sự buồn chán cùng cực của chính tác giả.

“Năm 1909, tôi là một trong những kẻ bất hạnh nhất New York. Tôi kiếm sống bằng nghề lái xe bán tải nhưng không biết nó vận hành như thế nào, và tệ hơn nữa là tôi cũng chẳng muốn biết điều đó.” – Đây là nhưng dòng đầu tiên trong quyển sách kinh điển “How to stop worry and start living” (Làm thế nào để dừng lo lắng và bắt đầu sống) của Dale Carnegie.

Quyển này Nam Hải có may mắn đọc vào khoảng 2012. Đó là thời kỳ mà cũng có nhiều biến động với chính bản thân Nam Hải. Và sách là nguồn “lời khuyên” hữu ích nhất mà Nam Hải có thể tìm tới mỗi khi gặp khó khăn về một vấn đề gì.

“Nói một cách ngắn gọn, tôi đang đứng trước ngả rẽ của đời mình – đã tới lúc tôi phải làm cái việc mà hầu hết người trẻ tuổi phải làm khi mới vào đời: Quyết định hướng đi cho tương lai. Và tôi đã có một quyết định thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Nhờ quyết định ấy, tôi đã sống một cuộc sống hạnh phúc và đầy ý nghĩa, vượt xa cả những ước mơ không tưởng nhất của mình.”

Dale Carnegie sau đó đã quyết định bỏ việc và trở thành giáo viên. Nhưng khác biệt ở chỗ, ông dạy các lớp buổi tối dành cho người lớn và dành phần lớn thời gian ban ngay để thảnh thơi đọc và viết sách. Lan man một chút. Kết quả của việc ông viết sách cũng rất thú vị, lúc đầu ông nghĩ rằng mình đọc ở đây một tí. Sao chép ở kia một tí. Rồi ghép chúng lại và sẽ có một tác phẩm ra trò. Cuối cùng thì thất bại thảm hại.

Nụ cười và những lời nói tích cực giúp bạn tràn trề năng lượng sống. Hãy nhìn bức ảnh này, bạn có thấy tâm trạng của mình được cải thiện?

Tôi nảy ra một ý tưởng viết sách ngu không kém gì ý tưởng đóng phim trước đây: Tôi sẽ mượn ý tưởng của những tác giả khác và cho vào trong một quyển sách – một quyển sách bao gồm mọi thứ. Vì thế, tôi tập hợp hàng chục quyển sách viết về diễn thuyết trước đám đông và dành ra một năm để hợp nhất những ý tưởng của họ vào trong bản thảo viết tay của mình. Nhưng cuối cùng, một lần nữa tôi lại nhận ra mình đang làm một trò thật ngu ngốc. Vậy là tôi quẳng một năm làm việc của mình vào sọt rác, và bắt đầu lại từ đầu. Lần này, tôi tự nhắc mình: “Mày phải là Dale Carnegie, với tất cả lỗi lầm và hạn chế của mình. Mày không thế là ai khác được.”

Có hai điểm mà Nam Hải muốn bình luận ở đây. Thứ nhất, Chính vì đã đọc và viết rất nhiều nên Dale Carnegie sau này mới có thể cho ra đời những tác phẩm thành công như vậy. Do đó, thực ra một năm của ông không hề vứt vào sọt rác hoàn toàn.

Tiếp nữa, “Là chính mình” – theo Nam Hải là một trong những bài học quý báu nhất. Không chỉ trong phát triển bản thân mà cả việc điều hành doanh nghiệp. Có một câu như thế này: “Bạn không thể là Amazon tốt hơn chính Amazon!” của một doanh nghiệp đã mắc sai lầm khi theo đuổi mô hình của Amazon. Hình như Nam Hải đọc được câu này trong cuốn Kẻ khôn đi lối khác (The third door), phần đoạn nói cả về Lady Gaga. Các bạn có thể tìm đọc thêm cuốn này nhé.

Kiểm soát cảm xúc là mục tiêu hàng đầu của cuấn sách

Quẳng gánh lo đi và vui sống được viết cách đây khoảng gần 100 năm rồi. Nhưng chắc bạn cũng biết đó. Thực ra con người ở thời đại nào cũng có những sai lầm giống nhau. Chính xác là những lối hành xử…. lặp đi lặp lại của chúng ta. Cũng vì thế mà những phương pháp kiểm soát cảm xúc trong cuốn sách chưa hề lỗi thời. Và thậm chí có những câu chuyện ví dụ Dale Carnegie lấy từ thời hy lạp, tới nay vẫn đúng.

  • Nghỉ ngơi trước khi bạn mệt mỏi.
  • Học cách thư giãn trong công việc của bạn.
  • Bảo vệ sức khỏe và vẻ ngoài của bạn bằng cách thư giãn tại nhà.
  • Bốn thói quen làm việc tốt sẽ giúp ngăn ngừa mệt mỏi và lo lắng.
  • Dọn dẹp bàn của bạn tất cả các giấy tờ ngoại trừ những giấy tờ liên quan đến vấn đề trước mắt.
  • Làm mọi thứ theo thứ tự quan trọng của chúng.
  • Khi bạn phải đối mặt với một vấn đề, hãy giải quyết nó ngay lúc đó nếu bạn có sự thật cần thiết để đưa ra quyết định.
  • Học cách sắp xếp, bổ sung và giám sát.
  • Đặt nhiệt huyết vào công việc của bạn.
  • Đừng lo lắng về chứng mất ngủ.

Thêm nữa, thực sự là khi cảm xúc xuống quá thấp hay lên quá cao. Nếu bạn tự “nhận ra” điều đó đã là thành công một nửa rồi. Tự ý thức, “tự quán” được bản thân là ngon rồi. Còn việc sai lầm này kia hay vì vui sướng quá “lên nóc nhà là lên nóc nhà”… bạn cứ tự điều chỉnh là dần dần. Chỉ cần bạn đừng quá say mê, lún sâu vào việc truy tìm “cảm giác lạ”. Một lúc nào đó tích lũy đủ những lần: “Vứt một năm vào sót rác” thì bạn cũng sẽ tìm ra hướng đi cho bản thân. Việc đó là chắc chắn.

Hãy thưởng thức sách một cách chân thành

Quẳng gánh lo đi và vui sống cũng như các sách khác của Dale Carnegie đều được in lậu thuộc hàng top luôn. Lợi nhuận siêu cao mà vốn bỏ ra thì ít. Thật là một hiện trạng đáng buồn.

Trên tay Nam Hải là cuốn Quẳng gánh lo đi và vui sống được xuất bản vào khoảng 12/2011. Giấy không tốt. Nhưng nội dung thì rất đặc sắc. Nam Hải thỉnh thoảng hay mang quyển này đi nghỉ dưỡng, thấy rất thích hợp để giúp bản thân bỏ đi những suy nghĩ lan man, tiêu cực. Nam Hải biết một số nơi đã hạ giá sách này xuống mức rất thấp. Bán cả chùm mấy quyển của Dale Carnegie mà giá rẻ bằng 3 mớ rau. Các bạn đọc sách online cũng nhiều nữa.

Lời khuyên của Nam Hải dành cho các bạn là: “Hãy thưởng thức một tác phẩm một cách chân thành”. Hãy mua sách thật và đọc đi đọc lại lúc bạn thấy cần. Như vậy thì lời lẽ và ý tưởng mới vào đầu các bạn và ở lại lâu dài. Mới thay đổi được nhận thức và tâm ý của các bạn.

Một vài trích dẫn thú vị trong “Quẳng gánh lo đi và vui sống”:

Có một câu quen thuộc trong luật pháp là: “Luật không xét xử những điều vụn vặt”. Và người hay lo lắng cũng nên có quan niệm ấy – Nếu muốn tìm được sự thư thái trong tâm hồn. – Trang 90.

Dưới đây là lời khuyên đúng đắn của một trong những triết gia mà tôi yêu mến nhất, William James: “Hãy sẵn sàng chấp nhận mọi chuyện đã xảy ra. Đó là bước đầu tiện để vượt qua bất kỳ điều bất hạnh nào.” Trang 106.

Đó chính là điều đầu tiên tôi muốn bạn lưu ý: Bản tính con người hay ích kỷ và vô ơn. Nếu chúng ta cứ cố chấp, đòi hỏi thái độ biết ơn thì chúng ta sẽ chỉ tự chuốc lấy bực dọc và đau khổ cho mình. – Trang 176

Tôi buồn vì không có giầy, cho tới khi tôi gặp trên đường một người không có chân. – Trang 184. 

Đến thể kỷ 20, Harry Emerson Fosdick cũng đã nhắc lại ý tưởng đó trong câu nói của mình: “Hạnh phúc không chỉ đơn thuần là sự hài lòng mà là cảm giác chiến thắng.”

Nhà văn william Bolitho, tác giả quyển Twelve Against The Gods (Mười hai người chống lại thánh nhân) đã nói: “Điều quan trọng nhất trong cuộc sống  không phải là thu lợi từ những cái mình đang có. Người dại khờ đến mấy cũng làm được như thế. Điều thực sự quan trọng là phải biết thu lợi từ chính những cái đã mất; Và chính nó tạo ra sự khác biệt giữa người khôn và kẻ ngốc” – Trang 207

Nếu có dịp tới thăm thư viện quốc hội ở Washington, D.C., Bạn sẽ thấy năm từ sau được sơn trên trần nhà – năm từ do nhà thơ Pope viết ra: “Order is Haeven’s First Law” (Trật tự là quy tắc đầu tiên của thiên đàng). – Trang 278.

Nam Hải