You are currently viewing Inside intel của Tim Jackson: tập đoàn sản xuất chíp hàng đầu thế giới

Inside intel của Tim Jackson: tập đoàn sản xuất chíp hàng đầu thế giới

Inside Intel được nhà báo Tim Jackson viết sau khi phỏng vấn hàng trăm lãnh đạo nội bộ tập đoàn Intel vào năm 1997. Đây là cuấn sách hiếm có và đầy đủ về sự vươn lên thống trị thị trường chip của công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Mấy bữa trước mình phát hiện ra Inside intel đang hết hàng tại các tiệm sách. Thật bất ngờ khi một cuốn sách xuất bản đã lâu, lại là thuộc chuyên ngành lịch sử công nghệ mà lại vẫn hot tới vậy!?

Intel có rất nhiều bí mật và luôn luôn bí mật.

Tập đoàn Intel thành lập vào ngày 18 tháng 7 năm 1968, lúc đó là tập đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ờ Santa Clara, California, Hoa Kỳ bởi nhà hoá học kiêm vật lý học Gordon E. Moore và Robert Noyce, sau khi họ đã rời khỏi công ty Fairchild Semiconductor.

Khi một phóng viên địa phương phỏng vấn Moore vào đầu thagns 8 về loại thiết bị mà ông và Noyce có ý định sản xuất, gần như ông không cung cấp thông tin gì. Ông cho biết: “Chúng tôi rất quan tấm đến chủng loại sản phẩm mà chưa nhà sản xuất nào cung cấp trên thị trường”

“Thôi nào, Gordon, đó gần như không có gì mới mẻ cả. Ông sẽ không thành lập công ty mới chỉ để sao chép lại những gì đã có trên thị trường phải không?”

Khi phóng viên xoáy vào các vấn đề này, ông chỉ nêu ra hai hướng đi của mình. Thứ nhất, công ty mới sẽ tránh đụng độ với doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai, công ty sẽ duy trì ở mức kinh doanh hơn là nỗ lực phát triển sản phẩm cho khách hàng.

Quan điểm của ông hết sức rõ ràng: Không nhất thiết phải đưa ra bất cứ thông tin nào cho các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, ngay cả những thông tin ít giá trị nhất. Mỗi nhà đầu tư có thể rót vốn cho công ty của ông và Noyce với số tiền là vài trăm nghìn đô la mà không cần biết thông tin chi tiết về kế hoạch của hai ông, và do đó những người khác trên thế giới cũng có thể làm vậy.

Gordon Moore luôn cảm thấy khó khăn khi phải trình bầy những vấn đề kỹ thuật mà nhóm của ông đang làm việc với thế giới. Đơn giản là do ngành chip rất đặc biệt. Máy tính cá nhân đang dần phát triển. Mỗi chip bán dẫn có giá từ vài trăm tới vài ngàn đô. Thị trường chip có giá trị lên tới hàng trăm tỷ đô và Intel đang là công ty tiên phong. Và việc của các nhà sáng lập Intel là tạo ra và bảo vệ thị phần đó.

Có rất nhiều bí mật của tập đoàn Intel được bật mí trong Inside Intel. Đó là lý do vì sao cuốn sách của Tim Jackson trở nên hấp dẫn. Nhất là với những con mọt “công nghệ”.

Andy Grove

“Nếu không biết đấu tranh, Sue McFarland sẽ không là gì hết. Đây có thể là bài học đầu tiên của cô về đạo đức làm việc theo phong cách Hunggari của Grove. Nhưng cô  sẽ làm điều đó và xem nó như một trải nghiệm xây dựng tính cách.” – Trang 116

Inside Intel cũng nói về một con người đặc biệt. Andy Stephen Grove, nguyên chủ tịch tập đoàn. Người giúp Intel tăng doanh thu từ 1.9 tỷ tới 26 tỷ usd. Ông là một huyền thoại của làng công nghệ. Không chỉ là nhân viên đầu tiên của Intel, ông còn là người đã định hướng Intel chuyển sang sản xuất chip xử lý và thuyết phục IBM sử dụng các con chip đó, tạo nên một tập đoàn Intel mạnh mẽ như hiện tại.

Nhưng không chỉ vậy, cá tính của Andy Grove còn hằn sâu, tạo thành từng khấc trong lịch sử của Intel. Trong từng tình huống giao tiếp với các nhân viên và đối tác, tới cả các quyết định về sản phẩm. Sự kỷ luật và khắc nghiệt của Andy đã mang lại thành công cho intel cũng như tắc động lớn tới lịch sử công nghệ sản xuất điện tử trên toàn thế giới.

Khác với cuốn sách The Intel Trinity, cuốn sách nói về cả ba nhà sáng lập của Intel. Inside Intel dành nhiều phần nội dung để nói về Andy Grove hơn.

Nói về Andy, mình thấy cá tính của ông giống chủ tịch Thomas Watson của IBM. Cả hai đều là những nhà kỹ trị khắc kỷ và đều xứng đáng nằm trong danh sách những doanh nhân vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

“Nhìn cái khuân mặt của Grove thể hiện vẻ kinh khỉnh”. Ông nhớ lại. “Với Intel và Grove, sẽ chẳng có nhóm người cùng địa vị nào hết”

Trang 379, Đoạn nói về sự kết hợp của Intel và AMD. Grove cá tính lắm anh em ạ.

Thống trị ngành chip

Thống trị ngành chip là cơ sở để một quốc gia có thể thống trị nền công nghiệp thế giới. Tương lai là vậy. Tới năm 2021, Mỹ đã cấm xuất khẩu công nghệ chip bán dẫn ra nước ngoài. Thời kỳ các quốc gia khác chỉ cần có tiền là có thể sở hữu sản phẩm công nghệ chip của Mỹ đã kết thúc.

Tại sự kiện CES 2023 tổ chức tại Lasvegas, Intel cho ra mắt dòng chíp xử lý Gen 13 dành cho laptop với tiêu chuẩn Evo hoàn toàn mới. Tiến bộ không ngừng giúp Intel bỏ xa các hãng cạnh tranh khác. Giá của con chip cũng đã đẩy giá của laptop lên rất cao. Ngày nay, một chiếc laptop chạy được window 11 “xài ngon” sẽ có giá từ 700 tới 2000 usd hoặc hơn. Điều đó khiến cho thị trường laptop “thứ cấp”, sử dụng các chip thế hệ cũ của Intel phát triển mạnh mẽ.

Thế hệ chip mới nhất của intel vẫn đang thống trị thị trường

Ở nước ta, có một chuyện vui như sau. Nếu bạn mang một chiếc laptop cũ sử dụng chip “Intel core i5” ra bán lại, thì dù máy của bạn có nát bét người ta vẫn mua lại với giá từ 500 tới 1 triệu. Nhưng nếu bạn mang một chiếc laptop tương tự sử dụng chip AMD thì giá sẽ chỉ còn 100k hoặc không ai muốn mua. Sự khác biệt này chính là ở giá bán lại của con chip xử lý sau vài năm sử dụng.

Thế hệ chip tiếp theo dự kiến sẽ vẫn thống trị thị trường.

Vẫn còn nhiều bí mật nữa vẫn được intel giấu kín. Độc giả đọc xong cuốn sách này cũng chẳng thể biết được hết các hố đen của Intel. Nam Hải rất mong chờ một cuốn “Inside Intel phần 2” từ các nhà báo Mỹ, chắc có lẽ cũng sớm được ra mắt thôi.

Các trích dẫn trong Inside Intel

“Nếu không buộc mình phải cứng rắn trước những lời đe dọa của Andy, người ta rất dễ bị nghiền nát. Andy có xu hướng đối xử với mọi người như tấm thảm chùi chân nếu như họi tự coi mình như thế”.

“Không chỉ tôi mà bất cứ ai báo cáo với ông, dần dần, đều phải đưa ra một quyết định: Chúng tôi có muốn làm tiếp không? Chúng tôi có muốn bị chỉ trích như thế nữa không? Vì rất nhiều lý do câu trả lời vẫn là: ‘có’”

Một trong những lý ro rất rõ ràng. Không chỉ trích Andy Grove, Sue McFarland còn rất khâm phục ông. Grove là người có khả năng giải quyết vấn đề tuyệt vời, một ông chủ đam mê chi tiết và là một người đàn ông quyết tâm sắt đá khi phải đối mặt với các dự án kỹ thuật khó khăn Intel gặp phải. Ông nghiêm khắc với những người khác, nhưng ông còn nghiêm khắc hơn với chính mình. “Tôi học được từ ông nhiều hơn bất cứ người nào tôi từng làm việc cùng.”

Đánh giá về Inside Intel

Pha trộn hài hòa chất sử, bi, hài, inside Intel xứng đáng đứng cạnh những cuốn trinh thám hiện đại, vở kịch nhiều kỳ, hài kịch tình huống hay nhất và suất xắc nhất.

John Gehl, tổng biên tập tờ Edupage và Educom Review.

Nguyên tắc vàng trong bí quyết kinh doanh là đừng để nhân viên đối xử với bạn như cách bạn đổi xử vơi ông chủ cũ của mình .

Roger Dovoroy – Nguyên luật sư toàn quyền của Intel

Tham khảo:

Nam Hải