You are currently viewing Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương: Sách hay cho các bậc cha mẹ

Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương: Sách hay cho các bậc cha mẹ

Vô Cùng Tàn Nhẫn, Vô Cùng Yêu Thương có tên tiếng anh là A mother’s rigorous love (Tình yêu nghiêm khắc của một người mẹ). Được bà Sara Imas xuất bản vào năm 2010. Cuốn sách kể về hành trình của một bà mẹ đơn thân đơn thân đã đưa ba người con từ Trung Quốc tới Israel và nuôi dậy các bạn ấy thành đạt.

Cuốn này cũng như nhiều tác phẩm đã đạt giải hay nổi tiếng khác, Nam Hải sẽ tập trung vào giới thiệu sách là chính. Không đi sâu vào bình luận hay đào bới nội dụng. Vì rằng sách dạng này bạn đọc sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Không có gì đúng hay sai cả.

Về tác giả Sara Imas – Một nửa là người Trung Quốc, một nửa là người Do Thái.

Tác giả Sara Imas có bố là Leiwi Imas, một người do thái chạy chiến tranh từ Liên Xô và tới Thượng Hải lập nghiệp vào khoảng năm 1930.

Năm 12 tuổi thì Sara mất bố. Sau đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc năm 1976, thì cô mất nhà và được cắt tóc ngắn. Tài sản của gia đình cũng mất sạch, thư từ chính phủ Israel gửi cho bố cô cũng thật lạc. Phần mộ của bố cô cũng không giữ được. Cũng vì vậy mà học hết cấp hai cô đã lưu lạc mưu sinh.

Ba người con của Sara được sinh vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980. Tới năm 1990, Trung Quốc và Israel thiết lập quan hệ. Sara muốn về Israel nơi mà bố cô thường xuyên mong nhớ. Đông thời, cô muốn biết về nên giáo dục của Do Thái đã được cả thế giới ca tụng. Ở đó chắc chắn tốt hơn cho ba đứa con của cô.

Khi đó tôi vừa ly hôn, dù đã trở thành một người vợ thất bại. Nhưng tôi muốn trở thành một người mẹ thành công.

Vậy là Sara và ba đứa con bắt đầu hành trình đi từ Thượng Hải về Israel. Năm đó, bà là hậu duệ đầu tiên của người Do Thái từ Trung Quốc trở về, nên được diện kiến thủ tướng Israel đương thời – Ông Yitzhak Rabin. Đây là quả là một câu chuyện nhiều kịch tính.

Hãy đọc sách thật kiên nhẫn

Trước tiên phải nói là các ban biên tập ở Alphabook chơi chữ rất giỏi. Cuốn này được đặt tiêu đề tiếng Việt hay hơn cả tên sách tiếng anh. Tên sách nguyên bản phản ánh được nội dung cuốn sách. Còn tiêu đề tiếng việt thỏa mãn tính thương mại của cuốn sách.

Hay như câu: “Phương pháp dậy con của người do thái và bài học yêu thương được đặt đúng chỗ.” Dân tộc ta rất coi trọng những người có tài. Và Dân tộc Do Thái rất được ngưỡng mộ. Vậy nên mới có chuyện có một số bạn sau khi đọc sách này xong nhận xét rằng chẳng thấy tinh thần Israel đâu. Không hiểu là cái “chất” Israel về nuôi dậy con trong cuốn sách này nó ở chỗ nào?

“Yeheyebesedr (mọi thứ nhất định sẽ tốt hơn)”. Đây là câu đầu tiên tôi nói với bọn trẻ vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, nó cũng là câu cửa miệng quen thuộc của các bậc cha mẹ Do Thái.

Điều Nam Hải rất muốn nhấn mạnh. Đây là sách nói về tình thương của người mẹ tới con cái. Và kể lại hành trình cô Sara vượt qua bao nhiêu là nghịch cảnh để nuôi dậy ba đứa con trưởng thành. Đó là nội dung chính của cuốn sách.

Đối tượng độc giả của cuốn sách vẫn là các bậc cha mẹ Trung Quốc. Gia đình họ thường chỉ có một con. Không giống như nước ta. Nên xin đừng thất vọng hay phán xét vội vã. Tiếp nữa, như cô Sara đã chia sẻ. Cô không được đi học tới tiến sĩ giáo sư. Cô chỉ là bà mẹ đơn thân, người sẵn sàng cân cả thế giới để nuôi ba đứa con. Do vậy độc giả cùng đừng khắt khe quá.

Nếu bạn cần một “người thầy” chỉ dậy cho bạn biết nên làm thế nào để nuôi dậy con cái. Sara là người bạn nên biết. Cuốn sách này là sách giá khoa của trường phu phạm mà bạn nên đọc.

Trích đoạn từ “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”:

Ba đứa con của tôi chưa hiểu gì, vì đây là lần đầu tiên xuất ngoại, nên được đi máy bay là bọn trẻ đã thích chí lắm rồi. Rời sân bay ồn ào và đám người xa lạ, bọn trẻ tựa như những chú chim khách bé nhỏ, ríu rít lên xe ngồi, ô tô chạy thẳng về phía bắc Israel theo con đường quốc lộ nhấp nhô lên xuống. Đi, đi mãi, Dĩ Hoa và Huy Huy nhận thấy phong cảnh bên ngoài cửa xe càng lúc càng trở nên hoang vắng, so với Thượng Hải phồn hoa náo nhiệt cùng những tòa nhà chọc trời, nơi đây thật đơn điệu và yên ắng.

“Mẹ, sao chúng ta phải đến đây?”

“Vì đây là nơi đào tạo ra những viên chức ngoại giao xuất sắc nhất của Israel!”

Đó là điều cán bộ của Cục Di dân cho tôi biết, tôi dùng nó vực dậy tâm trạng đang chuyển từ háo hức sang buồn chán của bọn trẻ. Sau hơn ba giờ chạy, xe đến Kiryat Shmona, rồi dừng lại ở giữa những tòa nhà màu trắng vững chãi. Thật ra thành phố Kiryat Shmona cũng rất đẹp, xa xa là rặng núi tuyết cao ngất trời của Lebanon, còn ở ngay trước mắt là hoa cỏ cây cối xanh tươi rậm rạp. Bọn trẻ lớn lên ở Thượng Hải, chưa bao giờ được nhìn thấy núi tuyết nên lúc đó chúng đã phấn chấn lại ngay.

Cảm nhận sau khi đọc cuốn sách:

“Thỏa mãn quá mức” là sự bạo hành trong giáo dục gia đình – Đồng Đại Hoàn.

Chiều con là hại con – Quách Thiện Vũ

Nam Hải