Nghệ thuật giao tiếp là kỹ năng nền tảng giúp bạn thịnh vượng. Bán hàng, lãnh đạo, hội họp, thuyết trình, phát biểu, diễn thuyết… đều sử dụng những kỹ thuật hùng biện. Cuốn 21 bí mật của diễn thuyết sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sở hữu kỹ năng giao tiếp.
Tác giả và bối cảnh tác phẩm.
Cuốn 21 bí mật của các nhà diễn thuyết tài ba nhất trong lịch sử được James C.Humes xuất bản vào năm 2002. Ông là giáo sư về ngôn ngữ và lãnh đạo của đại học Nam Colorado. Ông là tác giả, là sử gia là diễn giả nổi tiếng. James là người từng soạn diễn văn cho năm vị tổng thống Mỹ: Ronald Reagan, George H.W. Bush, Gerald Ford, Richard Nixon và Dwight Eisenhower. Chắc chắn ông sẽ là một người thầy tuyệt vời để bạn học cách diễn thuyết.
Ai cũng sợ phát biểu trước đám đông.
Nhiều người còn sợ nói trước đám đông hơn là sợ chết. Kể cả khi đám đông đó chưa đến chục người. Những người sợ nói trước đám đông thường căng thẳng hoặc tê cứng hết cả lưỡi. “Glossophobia” là thuật ngữ chuyên ngành tâm lý học để miêu tả bệnh tâm lý này. Sợ đám động thật sự rất phổ biến.
Hiện tượng tâm lý này xuất hiện cùng với bối cảnh. Có thể là khi một học sinh chưa thuộc bài sắp bị gọi lên bảng. Một nhân viên hốt hoảng khi bị yêu cầu thuyết trình trong một cuộc họp với ban lãnh đạo. Hay đơn giản, thử nhớ lại xem, bạn đã từng bị “tim đập chân run” khi gần một người quan trọng?
Kết quả là có nhiều người “ngại thể hiện bản thân” trước khách hàng, đồng nghiệp, người lạ… Họ là người tự tin khi dùng zalo, facebook, tinder… hơn là nói chuyện trực tiếp. Họ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội ngàn vàng trong cuộc sống và sự nghiệp. Theo sau đó là sự tiếc nuối khôn nguôi.
Nguyên nhân là vì họ sợ bị người khác phán xét. Họ xấu hổ, sợ bị chê bai hoặc bị từ chối. Nỗi sợ giao tiếp đa phần xuất phát từ nhiều trải nghiệm không vui trong quá khứ. Các nhà tâm lý học còn nghiên cứu khả năng nó có nguồn gốc di truyền. Bộ não của những người sợ giao tiếp xã hội có phản ứng mãnh liệt hơn người bình thường khi đối diện với những lời nhận xét tiêu cực. Xin nhấn mạnh rằng: Không ai trong chúng ta vô tình trở nên thiếu tự tin như vậy.
Và ai cũng phải đối diện để vượt lên chính mình.
Sợ hãi là điều bình thường! Thiếu tự tin cũng rất bình thường! Run sợ là phản ứng giúp phân biệt giữa một con người và một con ma. – Nam Hải
Bất kỳ ai đang sống cũng đều có lúc phải sợ hãi. Những người mà bạn thấy rằng họ rất mạnh mẽ. Tự tin trước đám đông. Phát biểu những lời hùng hồn… cũng từng run sợ như con mèo dưới cơn mưa. Tức là giống hệt bạn khi đối diện với đám đông lần đầu tiên. Nam Hải khẳng định, các vĩ nhân và bạn đều giống nhau. Chúng ta đều phải học cách chấp nhận và thích nghi với nỗi sợ giao tiếp. Có khác là ở chỗ: Họ đã học trước bạn, luyện tập nhiều hơn bạn, thực hành nhiều hơn bạn. Họ viết sách để lại kinh nghiệm. Giờ tới bạn! Đọc đi thôi!
Hãy đối diện với nỗi sợ hãi như một kẻ thù không đội trời chung. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi nói. Cả kể khi không chuẩn bị đủ tốt thì chúng ta vẫn phải có gan để nói. Chúng ta sẽ nỗ lực chiến đấu để giành lại quyền kiếm soát bản thân. Chúng ta hãy thề với chính mình rằng sẽ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội quý giá nào trong cuộc đời nữa.
“Giao tiếp thực chiến” cũng giống như một cuộc đấu thực sự. Người chiến thắng là người đã chuẩn bị cho chiến tranh – cho cuộc đấu với sự sợ hãi của chính bản thân. Không suy nghĩ về những gì bạn nói là chuẩn bị cho sự thất bại về mặt giao tiếp. “Uấn lưỡi bẩy lần” phải là thói quen! – Nam Hải
Chiến thắng về mặt tâm lý là bước đầu để bạn có thể vượt qua nỗi sợ giao tiếp. Còn lại chỉ là vấn đề kỹ thuật.
21 bí thuật của diễn thuyết có gì hot!?
Phát biểu, thể hiện bản thân một cách tùy hứng là thảm họa. Lỡ miệng nói bậy bạ là thảm họa. Người không biết ăn nói thì không thể giao trọng trách được. Có một thực tế là chúng ta thường phải tự học cách phát biểu trước đám đông. Học càng sớm càng tốt. Đây là kỹ năng rất quan trọng để phát triển sự nghiệp.
Demosthenes, Winston Churchill, Abraham Lincoln, Martin Luther King… đều không vĩ đại ngay từ khi sinh ra. Họ đều là những người nghệ sĩ không gừng mài dũa các kỹ năng thuyết trình để củng cố thông điệp. Họ đều sở hữu những bí mật diễn thuyết tuyệt vời để thành công trong vai trò lãnh đạo, vượt qua nhiều rào cản chính trị và kêu gọi được sự ủng hộ của đông đảo công chúng.
Nam Hải có thể tóm tắt ngắn gọn cả cuốn sách như sau: Trước tiên, bạn cần học cách im lặng. Sau đó mởi lời bằng một câu hùng hồn. Với phong thái tự tin đĩnh đạc. Truyền đi những thông điệp rõ ràng có mục đích. Dần dần, một bài phát biểu ngắn gọn của bạn được hình thành. Bạn khôn ngoan sử dụng trích dẫn nổi tiếng, số liệu thống kê để củng cố lập luận. Bạn pha trò hóm hỉnh với những cử chỉ, ngữ điệu hợp lý. Bài diễn văn của bạn được hoàn thiện với bố cục chặt chẽ. Bạn đọc diễn văn mà như đang trong cuộc hội thoại. Câu từ được bạn sắp xếp và tính toán – đầy tính chủ động. Các câu nói có tính đối lập, tạo cảm xúc mạnh. Bài diễn văn chứa câu hỏi đúng, có nhịp như thơ. Và có cả những đoạn nhấn mạnh như sấm rền. Bạn chủ động giao tiếp với mọi người. Kết thúc bài diễn văn như Kennedy, Luther King… trong tràng pháo tay nồng nhiệt hưởng ứng. Bạn đã tạo ra sự khác biệt!
Đúng vậy! Cuốn sách này là sách dạy “phát biểu” – tức là dạy cho bạn biết kỹ thuật diễn thuyết cơ bản. Nó hơi có tính chất một chiều. Nhưng nếu bạn muốn có thật nhanh một lời phát biểu “ra ngô ra khoai”. Đây là cuốn sách sẽ vô cùng hữu dụng.
Những điều 21 bí mật của các nhà diễn thuyết chưa nói
Đương nhiên, đây không phải sách “toàn tập” về giao tiếp. Trong cuốn này thiếu vắng cách lên kịch bản giao tiếp. Cách vượt qua nỗi sợ khi đối diện với ánh đèn sân khấu. Cũng không nói tới cách ghi nhớ bài diễn thuyết. Không có dậy bạn cách phản ứng cho những trường hợp xung đột bất ngờ. Ít đả động tới cách điều khiển đám đông… chỉ diễn thuyết mà thôi. Sách rất tập trung vào chủ đề chính.
Một phần quan trọng của sách là cách sử dụng câu từ. Nhất là trong tiếng anh. Các âm điệu, vần điệu, cách tạo nhịp như đọc thơ… tiếc là chúng ta sẽ phải học phương pháp và tự lo liệu với tiếng việt. Mấy bạn học sinh chuyên anh sẽ rất thích cuốn này.
Bối cảnh của cuốn sách chính trị và lịch sử, có cả ví dụ được lấy trong cuộc đời của tác giả. Như vậy, sách sẽ không có những phát biểu nổi tiếng trong thế giới internet ngày nay. Không có các lời phát biểu của Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Elon Musk, Jack Ma, Bill Gates, Warren Buffett, Lý Quang Diệu hay Donald Trump. Nhưng bạn đừng lo, những kỹ thuật diễn thuyết trong tác phẩm có giá trị vĩnh cửu.
Tóm lại, Bạn đang muốn học giao tiếp? Hãy bắt đầu bằng “21 bí mật của những nhà diễn thuyết tài ba nhất trong lịch sử”. Trên tay Nam Hải là bản in năm 2015. Sách có giá rất mềm. Giấy tốt. Đọc hay hơn là tham dự một khóa học giao tiếp đầy tốn kém.
Một vài trích dẫn kinh điển trong 21 bí quyết giúp bạn phát biểu chất nhất vũ trụ.
“Lời mở đầu nhã nhặn là lời mở đầu ngớ ngẩn” – Tổng thống Churchill – trang 24.
“ Đúng. Điều phải chứng minh của anh đâu? Anh không nhớ môn hình học hả? Điều mấu chốt là gì? Viết trong một câu! Điều anh muốn khán giả thực hiện sau khi kết thúc là gì? Nếu anh vẫn chưa biết điều đó trước khi đặt bút viết bài phát biểu thì anh đang làm lãng phí thời gian của chính mình và của cả tôi nữa.” – Tổng thống Eisenhower. – Trang 56.
“Ôi chúa ơi, chúng con cảm tạ người vì đã cho chúng con tâm trí và cái miệng. Xin hãy giúp chúng con giữ cho cả hai thứ đó kết nối lại với nhau.” – Trang 63.
Làm điều khác thường đa phần là làm những điều bất ngờ. – Trang 78.
Đầu tiên, chúng ta phải xác định ai là khách hàng quan trọng nhất của mình. – Trang 65
Slide trình chiếu là đạo cụ. Không phải là cái nạng. Nó củng cố, chứ không thể thay thế bài phát biểu. Quá nhiều slide trình chiếu chỉ làm khán giả buồn ngủ. – Trang 121.
Những tín hiệu không lời có thể ám ảnh hơn cả lời nói. – Trang 182
Sinh viên nói với tối rằng cách trình bày bài nói theo các đoạn là lời khuyên hữu dụng nhất mà họ học được từ lớp học ngôn ngữ lãnh đạo của tôi. – Trang 221.
Bị động là nhạt nhòa. Thể bị động chỉ mang tới tư duy bị động. Trong một bài phát biểu hùng hồn thì không tồn tại câu bị động nào hết! – Trang 270
Nam Hải