You are currently viewing Nhà tự nhiên kinh tế: Kinh tế học lý giải những gì xung quanh cuộc sống của chúng ta

Nhà tự nhiên kinh tế: Kinh tế học lý giải những gì xung quanh cuộc sống của chúng ta

Nhà tự nhiên kinh tế của tác giả Robert H Frank là một trong bộ sách gồm 5 quyển sách về kinh tế học Nam Hải mua sau khi cảm thấy quá mệt với mấy buổi học tại khoa quản trị kinh doanh.

Về tác giả – Giáo sư Robert Harris Frank

Robert Harris Frank (sinh ngày 2 tháng 1 năm 1939) là Giáo sư Quản lý Henrietta Johnson Louis và là giáo sư kinh tế tại Trường Quản lý Sau đại học Samuel Curtis Johnson tại Đại học Cornell. Ông đóng góp cho chuyên mục “Góc nhìn kinh tế”, xuất hiện vào Chủ nhật thứ năm hàng tuần trên The New York Times. Frank đã xuất bản về chủ đề bất bình đẳng giàu nghèo ở Hoa Kỳ.

Robert Harris Frank có một số lý thuyết đáng chú ý như Positional arms race (Chạy đua vũ trang vị trí), Winner take all (Người thắng có tất cả), The strategic role of emotions (Vài trò chiến lược của cảm xúc – Trong cuốn sách đam mê trong lý trí), Prisoner’s dilemma and cooperation (Tình thế tiến thoái lưỡng nan và hợp tác của tù nhân)…

 Câu chuyện thú vị, khởi nguồn của đam mê về kinh tế học.

Đây là một cuốn sách rất thú vị. Về hành vi của người mua và người bán (Tức là hầu như tất cả mọi người) trong nền kinh tế tự do mà không một tổ chức hay quốc gia nào có thể điều khiển được.

Đúng như giáo sư Robert H.Frank giảng dạy, muốn học bất cứ cái gì chúng ta cần tò mò về nó trước dã. Người dạy nên có một câu chuyện thú vị để kể cho người học nghe. Đó là “điểm đánh lửa động cơ” mà rất nhiều giảng viên đại học đang áp dụng. Câu chuyện hay tới đâu, cảm xúc nhiều tới đó. Không cảm xúc, không lý thuyết nào có thể đi từ các bộ não hàn lâm tới các trang giấy trắng.

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh tế học vi mô giải quyết các đơn vị cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh tế.

Có một quan điểm mà Nam Hải rất muốn chia sẻ. Kinh tế học theo định nghĩa thì là một bộ môn nghiên cứu về sự khan hiếm. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô chúng ta đều đã được các giáo sư giảng dạy. Nhưng trong 10 năm vừa qua, kinh tế học hành vi nổi lên như là một bộ môn rất hấp dẫn với sinh viên kinh tế. Vì sao?

Trong giai đoạn… cổ điển, Adam Smith sống từ thế kỷ thứ 17 đã cho chúng ta biết rằng kinh tế học vi mô có liên quan chặt chẽ với ngành tâm lý học. Nhưng ông không có máy tính và internet. Ông cũng không thể lắp chíp máy tính vào não lợn như Elon Musk. Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp chúng ta ngày nay có thể hiểu hơn rất nhiều về cách con người ra quyết định. Từ đó các câu chuyện về kinh tế học hành vi mới trở nên… đặc sắc.

Thiết kế của sữa và nước ngọt tuân thủ các quy tắc kinh tế

Nam Hải cho rằng chúng ta đều là người bình thường. Cơm áo gạo tiền quan trọng hơn cả. Các sách kinh tế như đô la hay lá nho sẽ trở nên gần gũi hơn mấy quyển giáo trình và biểu đồ toán học. Suy cho cùng, chúng ta đọc về kinh tế vì chúng ta “thích thế”, nó ảnh hưởng trực tiếp tới ví tiền của chúng ta. Tuyệt nhiên, không phải vì ham muốn trở thành một tiên sĩ Cấn Văn Lực thứ hai.

Theo ý niệm đó, Nam Hải rất thích đọc những sách như “Nhà tự nhiên kinh tế”. Trả lời trực diện nhưng câu hỏi  tưởng chừng như trước mắt quá thân quen. Hóa ra đằng sau lại có vô vàn nguyên nhân thú vị.

Vì sao con hải cẩu đực thường to hơn con hải cẩu cái?

Câu hỏi này cũng xương xương và kích thích tò mò. Kiểu tại sao nam giới thường to cao đẹp trai sẽ hấp dẫn nữ giới hơn? Tại sao phụ nữ không cần cơ to, bắp dày. Nhưng nam giời thì phải có – và đó là nét hấp dẫn giới tính rất mạnh. Thật là kỳ cục! Chuyện này cực kỳ liên quan tới hành vi giao phối. Con Hải Cẩu đực chiến thắng có quyền giao phối với cả một bãi biển hàng trăm con Hải Cẩu cái. Giờ thì bạn nên thay đổi quan điểm khi tới phòng GYM. Người ta đi tập vì mê cơ bắp, mê thân hình săn chắc. Nhưng đằng sau đó là cả nỗi niềm đau buồn hoặc một nhiềm tự hào không nhỏ về khả năng sinh lý của bản thân.

Nhưng hộp sữa hình chữ nhật và lon nước hình trụ tròn.

Vấn đề ở dây là nguyên tắc về chi phí và lợi ích. Hộp sữa bằng giấy hình vuông thì chiếm được nhiều không gian trong tủ lạnh hơn là hình tròn. Tức là tiết kiệm chi phí “giữ lạnh” hơn. Lon nước coca, bò húc, Bia… có hình trụ, cũng để trong tủ lạnh nhưng lại làm bằng nhôm và hình tròn. Vì hình dạng đó chịu được áp lực cao nhất sinh ra từ các loại nước có ga. Ngoài ra chiều cao của lon nước cũng rất thú vị. Lon nước có ga làm bằng nhôm. Càng thấp thì chi phí nguyên liệu nhôm càng ít đi. Nhưng tại sao người ta vẫn làm các lon cao với chu vi nhỏ? Cái này Nam Hải để bạn đọc sách nhé.

Sự tìm kiếm tình yêu và tình bạn. Thị trường phi chính thức của những mối quan hệ cá nhân.

Kinh tế học hành vi không tách rời khỏi cuộc sống. Nhưng cũng thật bất ngờ khi các giáo sư nghiên cứu cả thị trường tình yêu. Dùng câu chuyện tình yêu để giảng dậy về lý thuyết bù đắp. Theo đó, những công việc càng khó khăn, càng nguy hiểm thì thu nhập càng cao. Kết quả hóa ra là một trong số những việc đem lại thu nhập cao nhất thuộc về những người giỏi sẵn lòng làm những việc gây tranh cãi về việc đạo đức. Như là Gatsby vĩ đại, Đem lòng say đắm nàng Daisy yêu kiều. Để lây được người đẹp làm vợ anh sẵn sàng làm bất cứ việc gì. Fritzgarald không nói chi tiết về việc Gatsby đã tích lũy tài sản như thế nào. Nhưng rõ ràng là những việc có vấn đề về đạo đức và trái pháp luật.

Và còn rất nhiều câu chuyện thú vị nữa….

Nếu bạn muốn đi kinh doanh. Hãy học về kinh tế. Trong rất nhiều môn học, nên bắt đầu bằng kinh tế học hành vi. Những câu chuyện đời thường này sẽ tiếp năng lượng cho bạn để đi một con đường dài trở thành doanh nhân.

Trên tay nam Hải là Nhà Tự Nhiên Kinh tế, tái bản lần 3, in xong vào khoảng 2012. Sách rất cũ. Bìa vẫn mới. Giá chỉ 2 usd. Không rõ bản mới giá khoảng bao nhiêu. Nhưng các bạn độc giả thích kinh tế học vẫn nên mua.

Nam Hải