You are currently viewing Chiếc Lexus và Cây Ô Liu: Cuốn sách về toàn cầu hóa từ năm 1999

Chiếc Lexus và Cây Ô Liu: Cuốn sách về toàn cầu hóa từ năm 1999

Chiếc Lexus và Cây Ô Liu được tác giả Thomas L.Friedman xuất bản lần đầu vào khoảng năm 1999. Tức là khoảng gần 10 năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và bắt đầu thời kỳ Toàn Cầu Hóa hiện tại.

Thế giới quan của một nhà báo kỳ cựu

Khi mới ra mắt, Chiếc Lexus và cây Ô Liu là một hiện tượng vì ngoài việc là một cuốn sách kinh tế thú vị, Fredman đã thành công khi làm ra một cuốn sách thỏa mãn tâm trí tự sướng của người phương tây.

Trước cuốn sách này, Thomas L.Friedman là tác giả của cuốn Từ Beirut tới Jerusalem, cuốn sách nói về hành trình tìm hiểu trung đông của ông. Đây là kết quả của quãng thời gian Friedman hành nghề báo tại đây. Ông ở Beirut từ những năm 1981. Và tới Israel vào khoảng 1984 tới 1988 với tư cách là phóng viên mảng đối ngoại cho thời báo The New York Times. Friedman đủ gắn bó với Israel, ông có hai cô con gái sinh ra tại đây.

Với kinh nghiệm lâu năm của một nhà báo kỳ cựu. Trong chiếc Lexus và Cây Ô Liu, độc giả sẽ được chia sẻ tầm nhìn về kinh tế – chính trị thế giới của Thomas. Với những nhận định sâu sắc về các điểm nóng xung đột giúp hình thành trật tự thế giới mới.

Toàn cầu hóa hay Mỹ Hóa

Như Friedman chia sẻ, toàn cầu hóa là không thể tránh khỏi. Đây là quá trình Mỹ Hóa, Tư bản hóa, đồng hóa tư tưởng của Mỹ – Cường quốc duy nhất lúc đó tới các quốc gia khác. Trong thập niên đầu tiên (Kể từ khi bước tường Berlin sụp đổ) tới lúc ông xuất bản cuốn sách, quá trình toàn cầu hóa diễn ra ở các nước nhỏ, các nước đang phát triển và tại một số nước thuộc không gian hậu xô viết. Thập niên sau đó (từ những năm 2000 trở đi) là tại các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và cả các quốc gia phát triển ở châu âu.

Friedman khai thác khía cạnh xung đột ý thức về cái cũ và cái mới. Những câu chuyện trong Chiếc Lexus và cây Ô liu đầy cao trào. Các quốc gia đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, vừa cố gắng gìn giữ tinh thần dân tộc vừa cố gắng đổi mới thích nghi.

Quá trình toàn cầu hóa chia thế giới thành hai phe, một phe yêu thích và một phe thì căm ghét nước mỹ. Bản chất nước Mỹ cũng thay đổi. Friedman cho rằng người Mỹ cũng cần phải máu chóng thay đổi và thích nghi với vị thế mới. Họ phải chuẩn bị để đối mặt với các cuộc cách mạng mầu cũng như chủ nghĩa khủng bố. Sẵn sàng đón nhận kỷ nguyên internet và nền công nghiệp xanh. Hay cần hoàn thiện chính sách cho người lao động và nhập cư. Cân đối giữa hai đặc tính “Chiếc Lexus và Cây Ô liu” là việc người Mỹ cũng phải làm.

Nếu một xã hội tư do không giúp gì được cho dân nghèo thì cũng không thể giúp gì cho cái thiểu số giàu có tồn tại – John F.Kennedy.

Ai nên đọc cuốn sách kinh tế từ năm 1999?

Toàn cầu hóa là một thuật ngữ phổ biến cho dù nhiều người trẻ có lẽ cũng chưa tìm hiểu hết về bối cảnh của nó. Và những tắc động của Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu tới chính cuộc sống của chúng ta hiện tại.

Qua cuấn sách, Thomas Friedman còn dự báo về thế giới tương lai. Mà tới hơn 20 năm sau như lời ông đã nói, có rất nhiều chuyện đã trở thành hiện thực. Nhất là những đoạn bình luận về Nga hay Trung Quốc. Phần này sẽ có ích cho nhiều doanh nhân và chính trị gia.

Ngoài ra, cuốn sách rất hữu ích cho các bạn trẻ để hiểu thêm về thế giới mà chúng ta đang sống. Nhất là nguyên nhân hình thành trật tự thế giới trong hai ba chục năm qua. Sách lịch sử lớp 12 hiện tại có cập nhật tình hình thế giới, nhưng nó chắc chắn không thú vị như khi đọc Chiếc Lexus và cây Ô Liu.

Trên tay Nam Hải là cuốn Chiếc Lexus và cây Ô Liu bài mềm được nhà xuất bản khoa học xã hội in vào quý 2/2009. Tới ngày nay cuốn sách vẫn được tái bản liên tục. Nếu bạn là một người trẻ tuổi và muốn biết thêm về thế giới. Chắc chắn chiếc Lexus và cây Ô Liu là lựa chọn thú vị với bạn.

Ảnh hưởng của Thomas Friedman

Sau khi Chiếc Lexus và cây Ô Liu được xuất bản, Friedman còn là tác giả của các cuốn sách nổi tiếng như Thế Giới Phẳng; Nóng, chật và Phẳng; Từng là bá chủ; Cảm ơn vì đến trễ… các bình luận của Thomas L.Friedman rất có sức ảnh hưởng lên chính trường Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác.

Thomas L.Friedman trong buổi phỏng vấn với thủ tướng Phạm Minh Chính

Ngay nay, Thomas L.Friedman là một nhà bình luận chính trị kinh tế nổi tiếng bậc nhất của Mỹ. Các bình luận của ông về những vấn đề nóng của thế giới như trung đông (Israel, Irac, thế giới Arap), Trung Quốc, Ấn Độ và biến đổi khí hậu… mang về cho Thomas L.Friedman 3 giải thưởng Pulitzer. Kể từ 2004, thì ông nằm trong hội đồng giải thưởng Fulitzer (Người ta cần ông đi trao giải cho người khác. Kiểu như được Thomas L.Friedman công nhận là một vinh dự).

Ngay sau khi đắc cử, tổng thống Biden điện thoại với Thomas Friedman bàn luận về mục tiêu tái thiết nước Mỹ. Ngay nay, số nhà báo thành công hơn Thomas L.Friedman chắc chỉ có thể đếm trên một bàn tay.

Độc giả quan tâm tới tác giả Thomas L.Friedman có thể truy cập vào website của ông để tìm hiểu những thông tin mới nhất.

Đánh giá về chiếc lexus và cây ô liu

“Cuốn chiếc Lexus và cây Ô liu đưa ra giải pháp hay nhất (và lý thú nhất) cho câu hỏi Toàn Cầu Hóa Là Gì? Friedman biết cách giải thích những điều cao siêu trong kỹ thuật và tài chính bằng những hình ảnh sinh động và lối so sánh rất thuyết phục… Friedman không chấp nhận những giải đáp hiển nhiên. Anh cũng không phóng đại những nhận định của mình khi không có đủ chứng cứ – điều này đã tăng cường hơn nữa tính học thuật cho một cuốn sách vốn dĩ đã rất hay và dễ đọc.”

Mục điểm sách của báo The New York Times

“Sách cần được đọc …Không ai giải thích được [khái niệm toàn cầu hóa] giỏi hơn …Thomas Friedman.”

Báo The Christian Science Monitor

“Hút hồn…gây phấn chấn…Một khám phá táo bạo và đầy sáng tạo về trật tự mới của toàn cầu hóa kinh tế.”

Báo The New York Times

“Friedman hiểu đúng về kinh tế học. Sách của anh là một nguồn dồi dào những hiểu biết kinh tế chung, khiến cho độc giả tránh được sự sa lầy vào đề tài “thuần túy toàn cầu” vốn rất phổ biến trong những tranh luận gần đây về toàn cầu hóa… Độc giả muốn tìm hiểu về những vấn đề của “nền kinh tế ảo của thế giới” có động lực là không gian điện toán trong thế kỷ 21 có lẽ không tìm được ở đâu khác sự bắt đầu tốt hơn.”

Tạp chí Foreign Affairs

“Cuốn Chiếc Lexus và cây Ô liu là một tập hợp sinh động những mẩu chuyện và những phân tích… đầy đủ phong cách báo chí. Friedman đầy nhiệt tình, biết gây tranh cãi, văn thường hấp dẫn… hiểu biết sâu”

Tạp chí The Boston Globe

“Sống động… nhiều mẩu chuyện… Dễ đọc và gợi nhiều suy nghĩ” Báo Minneapolis Star Tribune “[Friedman] mang trong mình mối quan tâm không cạn của một phóng viên đối với mọi việc, biết chọn chi tiết đắt.”

Tạp chí The New Yorker

“[Friedman] chuyển đổi khéo léo những khái niệm trừu tượng đáng chán về toàn cầu hóa… thành những so sánh, những mẩu chuyện và ẩn dụ.”

Báo Detroit Free Press

“Chiếc Lexus và cây Ô liu có lẽ là cuốn sách không thể thiếu của thiên niên kỷ mới… Rất thông minh.”

The Dallas Morning News

“Hay tuyệt… Friedman là một bậc thầy chi tiết đắt giá, biết sử dụng những mẩu chuyện cùng cách so sánh làm các sự kiện và quy trình phức tạp sắp xếp thành bức tranh toàn cảnh.”

The American Lawyer

“Hãy đọc Chiếc Lexus và cây Ô liu. Quý vị sẽ rất thích. Friedman là một phóng viên cừ khôi.”

The New Leader

“[Friedman] biện luận một cách đầy thuyết phục rằng bước tiến của công nghệ điện tử mới – đặc biệt là Internet – khiến mối liên lập giữa các quốc gia thay đổi về chất… [Anh] cho rằng toàn cầu hóa trong giai đoạn mới sẽ tăng thêm dịp may cho số đông dân chúng. Họ sẽ có thêm cơ hội, dân chủ và tính bao dung cao hơn.”

The New York Review of Books

“Friedman biện luận một cách thuyết phục rằng nền tảng tạo nên của cải vật chất đã đột ngột thay đổi… Chiếc Lexus và cây Ô liu rất có ý nghĩa; nó tăng cường và kích thích dân trí.”

The [Baltimore] Sun

Nam Hải