Phát triển kỹ năng lãnh đạo (Developing the leader within you) của John C.Maxwell là một cuốn sách nổi tiếng. Được xuất bản từ 1993, đã in hơn triệu bản và không bao giờ lỗi thời. Đây là cuốn sách nên đọc với bất kỳ một nhà lãnh đạo hay quản lý nào.
Về tác giả John C.Maxwell
John Calvin Maxwell (sinh ngày 20 tháng 2 năm 1947) là một tác giả, diễn giả và mục sư người Mỹ, người đã viết nhiều cuốn sách, chủ yếu tập trung vào lãnh đạo. Các tiêu đề bao gồm 21 Quy luật Không thể chối cãi của Lãnh đạo và 21 Phẩm chất Không thể thiếu của một Nhà lãnh đạo. Sách của ông đã bán được hàng triệu bản, với một số cuốn nằm trong Danh sách Sách Bán chạy nhất của Thời báo New York.

Maxwell nói chuyện hàng năm với các công ty Fortune 500, các nhà lãnh đạo chính phủ quốc tế và các tổ chức đa dạng như Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point và Liên đoàn Bóng đá Quốc gia. Là tác giả bán chạy nhất của Thời báo New York, Tạp chí Phố Wall và Tuần lễ Kinh doanh, ông là một trong 25 tác giả được ghi tên vào Đại sảnh Danh vọng 10 năm của Amazon.com. Ba trong số các cuốn sách của ông, 21 quy luật không thể chối cãi của lãnh đạo, Phát triển nhà lãnh đạo trong bạn và 21 phẩm chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo, mỗi cuốn đã bán được hơn một triệu bản.
Vào tháng 7 năm 2013, tổ chức của Maxwell đã đào tạo 24.000 nhà lãnh đạo ở Guatemala. Randy Stroman và các thành viên khác của Nhóm John Maxwell đã tham gia các khóa đào tạo lãnh đạo kéo dài một tuần. John Calvin Maxwell nhận Huân chương Hòa bình từ chính phủ Guatemala vào thứ Ba, ngày 16 tháng 10 năm 2018.
Chi tiết về tác giả John C.Maxwell mời quý độc giả xem tại wikipedia

Lãnh đạo là gây ảnh hưởng!
Trong Phát triển kỹ năng lãnh đạo John C.Maxwell đưa ra một định nghĩa vô cùng chính xác và tối giản về kỹ năng lãnh đạo. Đó là tầm ảnh hưởng – khả năng thu phục nhân tâm mọi người của các nhà lãnh đạo. Tầm ảnh hưởng chính là khả năng điều hướng mục tiêu, thúc gục hành động của lãnh đạo tới đội ngũ. Chẳng khác gì người thuyền trưởng bẻ lái một con thuyền. Đương nhiên, kỹ năng gây ảnh hưởng có thể học được. Và chắc chắn là không ai sinh ra đã có kỹ năng này.
Một người cho rằng mình là lãnh đạo, nhưng không có ai theo gót anh ta thì người ấy chỉ là đang dạo bộ mà thôi.- Trang 20
Trong cuộc sống xã hội chúng ta luôn gây ảnh hưởng tới nhau. Đôi khi chúng ta còn không biết mình ảnh hưởng tới những ai hoặc ảnh hưởng ở mức độ nào. Có câu nói cũng rất nổi tiếng như thế này: “Nếu như không đủ can đảm thực hiện giấc mơ của mình thì bạn sẽ thực hiện giấc mơ của người khác”. Cuộc sống sẽ luôn bắt bạn phải lựa chọn. Chủ động hoặc bị động. Hãy nhớ lại mà xem, chẳng phải đã từng có những việc rất nhỏ ảnh hướng lớn tới bạn. Và cũng có những sự kiện lớn thay đổi cuộc đời của bạn. Ngược lại, chính bạn cũng đã gây ảnh hưởng tới những người xung quanh, thế giới xung quanh. Dù là bạn cố tình hay vô ý. Tóm lại, Sự ảnh hưởng – đó chính là thước đo của một nhà lãnh đạo.
5 cấp độ lãnh đạo
Các cấp độ lãnh đạo trong Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo được John C.Maxwell chia làm 5 cấp. Đây là một trong những phần thú vị nhất của cuốn sách. Thứ sẽ biến bạn thành chuyên gia về kỹ năng lãnh đạo.
- Cấp 1: Chức vị, người ta theo bạn vì họ buộc phải vậy. Vì bạn đang ở vị trí họ phải theo. Tầm ảnh hưởng của bạn chưa vượt qua được phạm vi công việc. Nhân viên không có độ “đeo bám” với tổ chức.
- Ở cấp 2: Sự chấp thuận, đây là mức độ nhân viên đã làm việc với bạn một cách vui vẻ và tự nguyên. Đây là cấp độ có “quan hệ”. Đây là mức độ mà đội nhóm sẽ được duy trì bền vững.
- Sang cấp 3: Kết quả. Người ta theo bạn vì bạn kiếm được tiền tài. Bạn có thành công. Và theo bạn thì người ta thấy rằng họ cũng có thể thành công như vậy. Họ yêu quý bạn và những gì bạn đang làm. Họ thấy được tiếp thêm động lực từ bạn và thấy bạn có khả năng giải quyết vấn đề.
Như vậy là đủ, đây là 3 cấp độ lãnh đạo phổ biến nhất. Chiếm hơn 80% các mối quan hệ lãnh đạo – đội nhóm trên thế giới hiện tại. Với mức độ 4 và 5, quy mô tổ chức bình thường cần rất lớn. Thường sẽ xuất hiện trong môi trường chính trị, quân đội, các tập đoàn kinh tế lớn. Những nơi mà với 80% độc giả đọc blog của Nam Hải chưa cần quan tâm tới.

Lãnh đạo là tầm ảnh hưởng. Cấp độ lãnh đạo vì thế cũng phản chiếu mức độ quan hệ giữa người lãnh đạo và đội nhóm. Năm cấp độ lãnh đạo này tồn tại trong tổ chức một cách linh hoạt. Hiểu thế này. Sẽ có vị trí cần ở cấp độ cao. Nhưng cũng do yêu cầu công việc, đôi khi chỉ cần một lãnh đạo ở cấp 1. Tức là hoàn thành những gì vị trí yêu cầu. Không cần bạn phải nâng mức mối quan hệ của bạn và đội nhóm lên cấp mới.
Trường hợp khác, trong cùng một đội nhóm. Với các thành viên khác nhau sẽ có mức độ lãnh đạo khác nhau. Có những cá nhân mà mức độ lãnh đạo ở cấp 3. Nhưng cũng có cá nhân mà mức độ lãnh đạo của bạn ở mức 1. Ý Nam Hải là, mức độ lãnh đạo của bạn với đội nhóm không đồng nhất. Chắc chắn phải có sự thiên lệch. Nhằm tạo ra hiệu quả cho một mục đích nào đó.

Một thành viên khi gia nhập một tổ chức cũng đang có mức quyền hành ở cấp độ 1 – cấp độ của vị trí. Tức là bạn có quyền ảnh hưởng tới các thành viên khác trong nhóm theo vị trí của bạn. Nếu bạn không biết sử dụng nó thì là tại bạn. Từ vị trí này bạn cũng có thể quan sát để thấy rằng trong tổ chức có những người “thân với sếp” hơn bình thường. Đó là vì cấp độ lãnh đạo của bạn và họ đã khác nhau. Đương nhiên, lợi ích đi theo cũng khác nhau.
Các cấp độ lãnh đạo là phần dễ hiểu nhất của quyển cuốn sách. Các phần tiếp theo trong Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo, John C.Maxwell mô tả về các phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Cụ thể là: tính nhất quán, tính kỷ luật, khả năng ra quyết định, tầm nhìn lãnh đạo, quản trị sự thay đổi và phát triển con người. Tất cả đều phục vụ cho mục tiêu cao nhất của cuốn sách là giúp người đọc có thể phát triển được một đội ngũ mạnh mẽ. Cùng nhau đi tới thành công.
Nếu bạn muốn biết nhiệt độ của một tổ chức, hãy đặt chiếc nhiệt kế vào trong miệng của nhà lãnh đạo”. Nhà lãnh đạo không thể đưa người của họ xa hơn nơi mà họ đã đến. Và như vậy, tiêu điểm của tầm nhìn phải được tập trung vào nhà lãnh đạo – Nhà lãnh đạo thế nào, nhân viên thế ấy. Người đi theo nhìn thấy nhà lãnh đạo trước rồi mới nhìn thấy tầm nhìn. Còn nhà lãnh đạo nhìn thấy tầm nhìn trước khi tìm thấy mọi người. – Trang 219
Theo Maxwell, lãnh đạo thực sự là người luôn dẫn đầu. Làm gương cho mọi người noi theo. Nhiều sếp tại nước ta ngày nay cứ nói về “tâm” với “tầm”… nhưng có khi chẳng hiểu gì về lãnh đạo. Còn mấy bác lãnh đạo thực thụ, toàn hành tung bí ẩn. Có khi ẩn nấp trong hang, ngoi lên một lần là rung động thiên hạ. Người làm thì chẳng mấy khi nói. Người nói toàn bọn chẳng biết làm. Vì vậy người xưa mới có câu: “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân”.

Tại sao phải đọc sách về lãnh đạo (leadership)?
Sách về kỹ năng lãnh đạo giúp độc giả tăng tốc trong công việc lãnh đạo và quản lý công ty cũng như đội nhóm. Ở cấp độ chuyên viên, bạn cần đọc về sách về kỹ năng lãnh đạo để chuẩn bị cho bất kỳ cơ hội nào được thăng tiến trở thành quản lý. Những kiến thức cơ bản về lãnh đạo giúp bạn thành công trong công việc quản lý đội nhóm.
Ngoài các sách về lãnh đạo nổi tiếng của John C.Maxwell còn một số cuốn như bộ sách của Brian Tracy. Hay đọc sách tiểu sử các vĩ nhân. Nhưng sẽ không có quyển sách nào phân loại các cấp lãnh đạo và đặc tính tốt như “Phát triển kỹ năng lãnh đạo” của John C.Maxwell. Nên để bắt đầu, bạn có thể đọc bộ sách của Maxwell trước tiên.
Tiếp sau đó, bạn sẽ cần một số sách về quản lý đội nhóm. Đặc tính và vòng đời đội nhóm cũng rất quan trọng. Đọc và bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi nhóm gặp khủng hoảng. Khi đó bạn sẽ vận hành nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt là biết trước rằng bất kỳ đội nhóm tốt thế nào có lúc sẽ tan vỡ. Công ty nào cũng sẽ có thời điểm đào thải và thay máu. Đó là những giây phút chia ly đầm đìa nước mắt. Do vậy mà Maxwell có nói:
Chúng ta chỉ có thể “tấu lên” một giai điệu mà chúng ta có, đó chính là thái độ. Tôi tin rằng, cuộc sống là 10% những gì xảy ra với tôi, 90% còn lại là cách tôi phản ứng với nó. Bạn cũng thế – chúng ta chịu trách nhiệm về chính thái độ của mình. – Trang 152
Kẻ tầm thường làm lãnh đạo vì bổng lộc. Người lãnh đạo thực thụ làm vì muốn thay đổi thế giới. Trong họ ẩn chứa những giấc mơ – hoặc mong ước đôi khi khác người. Họ hiểu rằng trách nhiệm đi đôi với quyền lợi. Đối diện với thách thức và thay đổi chưa bao giờ là dễ dàng. Làm lãnh đạo… không vui vẻ và oai phong như người ngoài vẫn tưởng. Sẽ cần một nội lực đủ lớn để vượt qua sóng gió, từ cả bên trong và bên ngoài. Đương nhiên, cả sự may mắn nữa!
Trên tay Nam Hải là “Phát triển kỹ năng lãnh đạo” của John C.Maxwell được alphabook xuất bản 2015. Sách nhỏ gon, đủ bỏ túi. Nội dung trường tồn, ngắn gọn, xúc tích. Cừc kỳ hữu ích và đáng đọc.
Nam Hải