Thích ứng trong mọi hoàn cảnh của Max Mckeown được xuất bản năm 2012 và vừa mới được dịch sang tiếng việt từ năm 2019. Nếu có tái bản, chắc chắn trong sách sẽ tràn ngập những câu chuyện về thời kỳ hậu covid-19 và dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Vì năm 2020, hầu hết các doanh nghiệp và mọi quốc gia đều đang đứng trước bờ vực của sự thay đổi.
Phạm vi nội dung của cuốn sách
Trước tiên, Nam Hải cần nhấn mạnh một điều về phạm vi nội dung. Cuốn “Thích ứng trong mọi hoàn cảnh” chủ yếu chưa đựng bài học kinh nghiệm cho quá trình thích ứng trong kinh doanh. Cho các leader dẫn dắt một cộng đồng, đội nhóm nhỏ. Không phải là cuốn hay nhất cho cá nhân. Quý độc giả đam mê đọc sách self-help xin đừng vội hụt hẫng sau khi đọc vài trang đầu.
Ngược lại, ở quy mô tổ chức, sách có nói nhiều về các sai lầm chiến lược của các quốc gia, các tập đoàn lớn. Có những bài học kinh nghiệm quý giá cho các nhà cải cách (reform).
Tiếp theo, đây là cuốn sách nói về “thích ứng”. Chủ đề này khác với “sự thay đổi”. Dễ gây nhầm lẫn. Do vậy, Nam hải sẽ vừa review, vừa khái quát một số phần nội dung của sách. Giúp độc giả dễ dàng lựa chọn mua sách hơn.
Hầu hết mọi người đều biết tầm quan trọng của sự thay đổi nhưng không hiểu gì về thích ứng.
Max McKeown là tác giả sách, diễn giả, nhà tư vấn và nhà nghiên cứu chuyên về chiến lược đổi mới, lãnh đạo và vắn hóa. Ông hợp tác với nhiều tập đoàn lớn như Microsoft, Virgin, Sony, Barclay…. Ông viết nhiều cuốn sách và có tầm ảnh hưởng lớn ở Anh.
Max McKeown viết “Thích ứng trong mọi hoàn cảnh” với mục tiêu cần chứng minh rất rõ ràng:
Tại sao cùng một thế giới khốc liệt, có người thất bại, có người lại thành công? Vì sao nhiều người bị mất việc và khánh kiệt? Trong khi nhiều người khác có thể hoạch định tốt đường lối, gặt hái tiền tài và củng cố địa vị? Tại sao có những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia rút lui khỏi thị trường khốc liệt? Chúng ta có thể làm gì để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế? Cuối cùng, Quy luật của thích ứng là gì?
Nội dung của cả cuốn sách rất dễ nắm bắt. Sự thích ứng (Adaptability) theo Max McKeown bao gồm 3 phần. Cũng chính là ba bước cần thuân thủ khi thực hiện sự thay đổi:
- Nhận ra thời điểm để thích ứng.
- Hiểu rõ quá trình thích ứng thiết yếu.
- và những hành động thích ứng cụ thể.
Nam Hải cũng tự hỏi tại sao tác giả không dùng tư “sự thay đổi”, mà lại dùng là “sự thích ứng” cho tiêu đề sách. Thay đổi hay thích ứng đều không dễ dàng. Nói về sự thay đổi có lẽ không làm rõ được “động lực” phía sau. Còn thích ứng thì luôn có động cơ thúc ép rõ ràng. Hơn nữa, “sự thay đổi” rất chung chung, áp dụng cho nhiều sự vật sự việc. Còn thích ứng lại là hoạt đồng thích nghi của chúng ta cho phù hợp môi trường. Xét theo nhiều ngữ nghĩa. Thích ứng quả thật là một từ rất hay và đúng ngữ cảnh.
Thích ứng là hành động phản ứng lại ngoại cảnh mà bạn cần đưa ra ở thời điểm quyết định.
Định nghĩa này là để chúng ta thay đổi tư duy. Nam Hải không có ý định tranh cãi về sinh học hay triết học. Không làm phức tạp tình hình nhé!
Cuộc sống là sự lựa chọn. Bạn cần chấp nhận theo đuổi cái này và từ bỏ cái khác. Sự thích ứng ở đây chính là hành động bạn cần đưa ra ở thời điểm quyết định. Và những quyết định đó sẽ mang lại những “kết quả” hoặc “hậu quả” ảnh hưởng ngược lại tới cuộc sống của chúng ta. Chính tư duy thích ứng này mang lại thành công hay thất bại. Phân loại giữa thứ sẽ tồn tại và thứ sẽ mất giá trị.
Thích ứng là động từ. Tức là bạn phải hành động. Nó không chỉ đơn thuần là những lựa chọn. Bạn có thể duy trì theo đường lối đã hoạch định hoặc thay đổi để phiêu lưu. Để đạt được những gì mình muốn thì bạn sẽ phải nỗ lực. Để sống sót đôi khi phải chấp nhận đánh đổi. Có khi phải trả giá rất lớn. Nhưng còn sống là còn cơ hội, do vậy khả năng thích ứng cần sự mềm dẻo chứ không chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước đó.
Nhận ra thời điểm bạn cần thay đổi.
Trong “Thích ứng trong mọi hoàn cảnh”, Mac McKeown nhấn mạnh rất to và rõ về việc nhận ra thời điểm cần thích ứng. Vì thất bại trong tương lai có thể sẽ rất… bất ngờ. Không thể đoán định trước. Không có cảnh báo nào cho sự sụp đổ, rối ren và cả thận lợi. Do đó, chúng ta cần giữ trong mình khát khao tìm tòi và học hỏi. Luôn nghiên cứu các phương thức mới để lựa chọn khôn ngoan hơn, thông minh hơn.
“Nếu bạn muốn tiến bộ thì phải biết lắng nghe người khác.” – Trang 90
Có người nói, nhận ra sai lầm bản thân là đã hạn chế được 50% thất bại. Nhưng thật ra theo Nam Hải thì đó mới chỉ là tư duy – tức là thay đổi trong cách nghĩ. Chưa phải là hành động thực tế. Nhận ra chỉ mới là sự khởi đầu.
“Bạn sẽ nhận thấy rằng có những vấn đề không cần thiết phải giải quyết. Và có những cơ hội không mang lại thành công. Nếu không biết những gì cần thiết để thích ứng thì rất dễ hành động sai lệch.”
Quy trình thích ứng thiết yếu
Phần này Max McKeown đã không đi quá sâu. Mà chắc như thế cũng là vừa đủ. Ở đây có vài điểm mà Nam Hải thấy rằng cần nhấn mạnh.
Thứ nhất, thích ứng để thành công thì tốt hơn là thích ứng để ứng phó. Chúng ta cần lường trước khó khăn và thách thức để chuẩn bị các kế hoạch B. Kiểu thích ứng hiệu quả nhất diễn ra khi người ta lường trước mọi thất bại để tránh khi sự đã rồi. Nó là quy trình từ sự thấu hiểu qua những bài học thất bại để thành công, đến hành động phản ứng phù hợp.
Thứ hai, Max Mckeown nói về tốc độ thích ứng. Tốc độ phản ứng chẳng có ý nghĩa gì khi bạn… phản ứng sai. Như vậy, tốc độ không phải lúc nào cũng là ưu điểm. Sự thích ứng phụ thuộc vào mối tương quan giữa tình huống và hành động. Chúng ta có thể lựa chọn cách phản ứng bền bỉ hơn là nóng vội. Hoặc phải xông xáo hơn là ngập lụt. Nói chính xác, chúng ta ít khi thất bại vì hành động đúng đắn, và thường chỉ sụp đổ khi mắc sai lầm. Trong quy trình thích ứng, hãy quan tâm tới “thời điểm” hơn là “tốc độ”.
Điều này có lẽ bao gồm sự nhẫn nại khi xảy ra trường hợp cả phương cách cũ và phương pháp mới đều không mấy khác nhau.
Thứ ba, suy nghĩ linh hoạt là yếu tố còn quan trọng hơn cả chỉ số thông minh khi cần giải quyết những vấn đề chưa từng được giải quyết. Một đội nhóm và tổ chức có những tư duy tiến bộ, đoàn kết sẽ thích ứng nhanh hơn với sự thay đổi.
Những hành động thích ứng.
Thích ứng thể hiện cách bạn tư duy.. Nó có thể là khả năng thích nghi nhanh chóng và khôn ngoan đối với những thay đổi nhỏ diễn ra trong môi trường làm việc. – Trang 184
Những người thích ứng thành công là những người biết đơn giản hóa bình diện cuộc chơi. Quan điểm đơn giản này cho phép họ nắm bắt cái điểm quan trọng nhất trong hệ thống mà họ cần cải tiến. – Trang 206
Hiểu rõ những việc cần làm là bước quan trọng nhất của quá trình thích ứng. Sự thích ứng sẽ bắt đầu ở những nơi thiếu minh bạch. Bởi lẽ chỉ có những nơi đó mới phát sinh những nghi vấn cần được lý giải.
Biết vườn lên chính là sức mạnh. Kiến thức và kỹ năng thật là quý báu nhưng chìa khóa cho công cuộc thích ứng hiệu quả chính là ý chí vươn lên, niềm say mê dấn thân vào làm việc không ngừng nghỉ vì mục tiêu mơ ước và một tương lai tốt đẹp hơn.
Trong phần ba của cuốn sách, Nam Hải cho rằng Max McKeown đã bắt đầu hết vốn. Anh tập trung nói về vĩ mô, nhiều ví dụ nhưng không quá sâu sắc. Đây là phần mà Nam Hải cho rằng các thanh niên “Self-help” sẽ thất vọng. Còn các nhà quản lý và nhà lập chính sách sẽ bị ăn vả đau đớn.
Trọng tâm của các hành động thích ứng ở đây là Phát huy tư duy sáng tạo. Đồng thời, loại bỏ rào cản. Trong tổ chức có thể là hệ thống phân cấp quan liêu hay những cá nhân có tham vọng đừng vượt quá năng lực. Nhà cải tiến cần giành lại thế chủ động, luôn duy trì ý chí vươn lên.
So sánh “Sự thích ứng” trong một số tác phẩm khác.
Ở một góc nhìn đa chiều hơn khi bạn đọc nhiều sách. Sự thích ứng thực sự là kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống.
Trong “Tư duy tinh gọn” thì phê phán kiểu doanh nhân “Just Do It”, chúng ta cần kiểm thử, đo lường và học hỏi càng nhanh càng tốt. Sự thích ứng ở đây chú trọng vào kiểm thử.
Còn “Thiên Nga Đen” thì cho rằng có quá nhiều thứ chúng ta chưa biết. Và chỉ một nhóm nhỏ, một biến động nhỏ cũng có thể mang tới khủng hoảng. Rủi ro đôi khi tới rất bất ngờ. Sự thích ứng cần học hỏi được từ đây là sự kiềm chế tham vọng.
Chưa hết, hay nhất có lẽ là từ “Ai cướp mất miếng pho mát của tôi”. Nam Hải thích cuốn này. Mỏng nhẹ và dễ đọc. Cốt tủy là linh hoạt ứng biến. Luôn tỉnh táo và cảnh giác với những thay đổi, dù nhỏ. Chuẩn bị cho những đột biến trong tương lai. Chính là yếu tố giúp cho quá trình thích ứng diễn ra nhanh gọn và ít tổn thương.
Không ai có thể đọc sách thay bạn. Cuốn “Sự thích ứng trong mọi hoàn cảnh” thực sự rất đáng đọc. Bìa sách đẹp với một con tắc kè hóa. Tiêu đề sách dập nổi nhìn rất sang chảnh. Giấy tốt và vừa bỏ túi. Sách đáng để bạn bỏ tiền.
Nam Hải