You are currently viewing Sapiens Lược Sử Loài Người Yuval Noah Harari: Vị thần bất mãn và vô trách nhiệm

Sapiens Lược Sử Loài Người Yuval Noah Harari: Vị thần bất mãn và vô trách nhiệm

Sapiens Lược sử loài người của tác giả Yuval Noah Harari được xuất bản năm 2015. Là một cuốn sách thuộc chuyên ngành khảo cổ, nói về các cuộc cách mạng dẫn tới sự thống nhất của loài người trong trong hàng triệu năm.

Lược sử loài người

Sapiens Lược Sử Loài Người (Sapiens a brief history of humankind) là một cuốn sách lịch sử của tiến sĩ Harari. Cuốn sách nói về “sự thống nhất”, hay là sự tuyệt chủng của rất nhiều loài người và các loài động vật khác khác.

Tiến sĩ Yuval Noah Harari đưa độc giả đi từ thời kỳ hồng hoang, nơi loài người mới biết đứng thẳng tới thời kỳ hiện đại. Trải qua cuộc “đại nhảy vọt”, cách mạng về nhận thức, cách mạng nông nghiệp, cách mạng công nghiệp… tới ngày nay.

Cuốn sách giúp độc giả khám phá những phần lịch sử của loài người mà ít được nhắc tới, ít được quan tâm, bị nhiều “người hiện đại” quên lãng. Cuốn sách cũng nhận định về thực tại của xã hội loài người bằng một góc nhìn rất… sinh học. Một góc nhìn rất khách quan, giống như người ngoài hành tinh ngồi trong UFO ngắm trái đất vậy.

Không có gì có thể nắm bắt được lập luận sinh học tốt hơn câu khẩu hiệu Thời Đại Mới nổi tiếng: “Hạnh phúc bắt đầu tư bên trong”. Tiền bạc, địa vị xã hội, phẫu thuật thẩm mĩ, những ngôi nhà đẹp, vị trí quyền lực – không điều gì trong số này sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc. Hạnh phúc lâu dài chỉ đến từ Serotonin, dopamine và Oxytocin. – Trang 492

Sự thống nhất hay sự tuyệt chủng của loài người.

Có thể bạn không tin, nhưng nhiều sinh viên đại học vẫn tin rằng trên đời này có… ma. Có cả ông già Noel và nhiều vị thần khác nữa. Chúng ta vẫn thường thần thánh hóa chính bản thân mình. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi loài người tự đặt mình ở vị trí như một vị thần khi so sánh với các loài động vật khác.

Dù thực tế rằng, chúng ta vẫn là một loài động vật.

Các nhà khoa học đặt tên cho loài người ngày nay là Homo Sapiens. Tên này có nguồn gốc từ tiếng la tinh, Homo (có nghĩa là “người”) và Sapien (Có nghĩa là “tinh khôn”).  Chúng ta là loài người duy nhất còn tồn tại trên trái đất. Có rất nhiều loài người khác đã tuyệt chủng. Ví dụ như: Người khéo léo (Homo habilis), người đứng thẳng (Homo erectus) ở Indonesia, người lùn (Homo floresiensis) phát hiện ở đảo Flores của Indonesia, người Heidelberg (Homo heidelbergensis), người Neanderthal (Homo neanderthalensis) ở châu âu và có thể còn nhiều loài khác chưa phát hiện đã tuyệt chủng.

Chúng ta có thể giả định rằng Neanderthal đã không hài lòng khi nhìn thấy các vùng đất săn bắn truyền thống của họ bị biến thành những lò mổ do Sapiens kiểm soát. Tuy nhiên, nếu bạo lực nổ ra giữa hai loài, thì số phận của Neaderthal không hơn những con ngựa hoàng. 50 Neanderthal phối hợp trong các mô hình truyền thóng và tĩnh tại không thể địch nổi 500 Sapiens linh hoạt và sáng tạo. Và thậm chí nếu Sapiens thua ở trận đầu tiên, họ có thể nhanh chóng tạo ra chiến thuật mới giúp mình giành chiến thắng trong trận tiếp theo. – Trang 54

Theo nhà cổ sinh vật học và sinh học tiến hóa Nick Longrich từ Đại học Bath (Anh), 300.000 năm về trước, có tổng cộng 9 loài người lang thang trên mặt đất. Vào khoảng 200.000 đến 250.000 năm về trước, Homo Sapiens đã có những bước cách mạng về nhận thức. Hiện nay, Sapien là đang độc chiếm chi Người trên địa cầu. Và Homo Sapiens cũng là thủ phạm của “cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6” tuyệt diệt toàn bộ các loài người còn lại và vô số sinh vật khác. Loài người đích thực là những vị thần hủy diệt.

Kể chuyện hiệu quả là không dễ. Khó khăn không chỉ ở việc kể chuyện, mà còn ở việc thuyết phục người khác tin vào nó. Phần lớn lịch sử xoay quanh câu hỏi này: làm thế nào để thuyết phục hàng triệu người tin vào những câu chuyện nào đó tin vào những vị thần, hoặc các dân tộc hoặc coogn ty trách nhiệm hữu hạn? Song khi thành công. Nó mang lại cho Sapiens sức mạnh to lớn, vì nó cho phép hàng triệu người lạ hợp tác và làm việc hướng tới mục tiêu chung. Hãy thủ tưởng tượng sẽ vất vả thế nào để lập ra các quốc gia, các nhà thờ, các hệ thống pháp lý nếu chúng ta chỉ có thể nói về những điều thực sự tồn tại, như các dòng sông, cây xanh và sư tử? – Trang 48

Harari thách thức thế giới loài người bằng ngôn từ.

Mẫu số chung của bất kỳ một tác phẩm nào gây tiếng vang đều phải có điểm khác biệt. Với sách, thì đó phải là tác phẩm gây tranh luận. Thay vì được tiếp thị chủ động, tác phẩm đó sẽ là trở thành nội dung tranh luận trong các cuộc gặp gỡ thân mật, bữa cơm gia đình hay các cuộc hội thảo.

Ví dụ như các tác phẩm Mặt Trời Vẫn Mọc, Giã Từ Vũ Khí, Chuông Nguyện Hồn Ai… của Ernest Hemingway. Ngoài văn phong độc đáo, trong các tác phẩm của mình Hemingway còn nói về một Thế Hệ Mất Mát (“lost generation”). Đan xen là câu chuyện chiến tranh và tình yêu. Thế hệ đã mất là những gì còn lại sau chiến tranh. Đó là trải nghiệm của Hemingway và cũng là nỗi đau trong tâm hồn của nhiều độc giả cùng thế hệ với ông.

Trong Sapiens Lược Sử Loài Người cũng vậy, Harari cũng đề xuất tên gọi cho thế hệ tiếp theo của loài người là Thế Hệ Vô Dụng. Vô dụng vì sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp đã cướp mất rất nhiều việc làm của họ. Sự phân giai cấp thông trị – bị trị, chênh lệch giàu nghèo, phân biệt đối xử…. Thế giới chưa bao giờ có sự công bằng. Đây là hiện thực khách quan về xã hội loài người và những chủ đề này không chỉ mang tính lịch sử nữa.

Harari kết thúc cuốn sách của ông bằng những lời như thế này:

“Chúng ta đã tiến lên từ những chiếc xuồng đi sông, đến thuyền có mái chèo, đến tầu hơi nước, đến tầu con thoi – nhưng không ai biết chúng ta sẽ đi đến đâu. Chúng ta mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhưng gần như không biết làm gì với tất cả sức mạnh đó. Tệ hơn nữa, con người dường như vô trách nhiệm hơn bao giờ hết. Chúng ta chỉ làm bàn với những vị thần tự tạo và các định luật vật lý, mà chẳng đếm xỉa đến điều gì khác. Hậu quả là chúng ta đang gây nên sự hủy hoại thảm khốc cho các loài động vật anh em và hệ sinh thái xung quanh, khi tìm kiếm thêm chút thoải mái và vui sướng hơn cho riêng mình, nhưng chẳng bao giờ tìm thấy sự hài lòng.

Liệu có điều gì nguy hiểm hơn những vị thần bất mãn và vô trách nhiệm, họ không biết mình thực sự muốn gì?”Yuval Noah Harari.

https://www.ynharari.com/book/sapiens-2/

Sapiens Lược Sử Loài Người và cuốn sách tiếp nữa của Harari là cuốn Homo Deus đều rất đáng đọc. Cá nhân mình nghĩ cuốn sách này giúp độc giả có cảm giác chân thật hơn về cuộc sống. Nên nó cục kỳ thích hợp để mua làm quà nhé mọi người!

Về tiến sĩ Yuval Noah Harari

Yuval Noah Harari là một nhà nghiên cứu lịch sử người Israel sinh năm 1976. Ông nhận bằng tiến sĩ của đại học Oxford vào năm 2002, hiện là giảng viên khoa lịch sử đại học Hebrew ở Jerusalem. Ông chuyên nghiên cứu về lịch sử thế giới, lịch sử trung cổ và lịch sử quân sự. Hiện nay, ông quan tâm tới những vấn đề lớn mang tính khái quát về mối quan hệ giữa lịch sử và sinh học. Các cuốn sách đã xuất bản của ông được đón nhận nồng nhiệt ở các nước trên thế giới, tạo nên nhiều hứng thú cũng như tranh cãi cho độc giả.

Một vài lời bình về cuốn Sapiens

 “Điểm độc đáo ở Harari là ông tập trung vào sức mạnh của câu chuyện và huyền thoại để đưa mọi người lại gần nhau… tôi muốn giới thiệu cuốn sách này cho bất cứ ai hứng thú quan tâm tới một cách nhìn đầy hấp dẫn và thú vị về lịch sử ban đầu của con người…. Harari kể về lịch sử loài người theo một cách dễ tiếp cận khiến bạn thật khó có thể đặt nó xuống” – Bill Gates.

Bạn có thể tham khảo thêm về bài viết của Bill Gates cho cuấn Sapiens lược sử loài người tại link: https://www.gatesnotes.com/Books/Sapiens-A-Brief-History-of-Humankind

“Sapien tìm câu trả lời cho vấn đề lớn nhất của lịch sử cũng như của thế giới hiện đại, và nó được viết bằng một thứ ngôn ngữ tuyệt vời khiến người ta không thể quên được.” – Jared Diamond, tác giả cuốn sách đoạt giải Pulitzer Súng, Vi Trùng và thép.

“Sapiens thuộc thể loại sách có thể giúp dọn sạch tâm trí bạn. Tác giả của nó, Yuval Noal Harari, là một học giả người Israel trẻ tuổi và là một người làm xiếc tri thức điêu luyện với những bước nhảy logic khiến ban phải thót tim ngưỡng mộ… Ngồi bút của Harari tỏa ra sức mạnh và sự sáng tỏ, làm cho thế giới trẻ nên kỳ lạ và mới mẻ” – John Carey, the Sunday Times

Nam Hải