Range tiếng việt là Phạm vi, được David Epstien viết và xuất bản năm 2019. Nam Hải trên tay cuốn Alphabooks vừa mới in xong đầu năm 2021. Range đề cập tới hai con đường mà bạn có thể đi tới thành công trong sự nghiệp. Chuyên muôn hóa hay đa lĩnh vực, lựa chọn mà có thể đã từng làm cho bạn nhức đầu.
Trên chợ ảo NFT, tỷ phú Mark Cuban bán một câu nói truyền cảm hứng của mình với nội dung: “Không ai thay đổi thế giới bằng cách làm việc mọi người đang làm”. Chuyên môn hóa đang là xu thế của thế giới. Vì vậy Range, cuốn sách về các nhà tổng quát đa năng đã trở thành một cuốn sách gây tranh cãi.
Điều bạn cần biết trước khi đọc Range của David Epstein
Trước tiên, phải nói rằng tiêu đề và phụ đề tiếng anh của cuốn sách chất hơn bản tiếng việt “Hiểu sâu biết rộng”. Nó có câu như thế này:
“Why generalists triumph in a specialized world” – Tại sao các nhà tổng quát chiến thắng trong một thế giới chuyên biệt.
Một cấu hỏi đúng bao giờ cũng mở rộng tư duy hơn là một câu khẳng định hẹp. Nam Hải không rõ vì sao nhà xuất bản Tiếng Việt lại loại bỏ nó đi. Có lẽ sau khi phát hành sách, David Epstein đã quan ngại đụng chạm với cây đại thụ Malcolm Gladwell chăng? Trên bìa sách cũng còn ghi một lời bình luận của Malcolm rất ngắn:
“I Loved Range” – Tôi rất thích cuốn range.
Malcolm là một nhà báo, tác giả nổi tiếng với nhiều cuốn sách cũng rất đáng đọc như Điểm bùng phát, Trong chớp mắt, Chú chó nhìn thấy gì và đặc biệt là cuốn Những kẻ xuất chúng. Cuốn Những kẻ xuất chúng đã trở thành cuốn bán sách bán chạy của The New York Times trong 11 tuần liền vào khoảng năm 2008. Trong đó Malcolm nhấn mạnh về những thiên tài – những nhà chuyên môn được đào tạo từ sớm, luyện tập với quy tắc 10.000 giờ trong hoàn cảnh thích hợp. Cuốn sách góp tạo ra trào lưu đưa con đi học lớp mẫu giáo sớm…. gây ra nhiều cuộc tranh luận trong các gia đình.
Và nay, Range đã làm nhiều người suy nghĩ lại.
Bill Gates cũng rất ủng hộ quan điểm của Epstein, theo Gates: “We need more Rogers”. Gates muốn thế giới có nhiều hơn những nhà tổng quá hóa. Như vận động viên thể thao Roger Federer. Bài ghi chú của Bill Gates mang phong cách nhẹ nhàng và khiêm tốn. Bill Gates không ủng hộ sự chuyên biệt quá sớm, ông cho rằng những nhà chuyên biệt hóa đáp ứng hạn chế khi hoàn cảnh thay đổi. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh covid và thế giới nhiều biến động. Đương nhiên, Gates không tập trung vào chủ đề cải cách giáo dục đang gây tranh cãi từ cuốn sách.
Sự gia tăng giá trị của các nhà tổng quá đa năng trong thế giới chuyên biệt hóa
Cuốn sách đầu tiên của nhà báo David Epstein là một cuốn phi hư cấu về chủ đề di truyền và luyên tập thể thao, có tên là The Sports Gene. Cuốn này thông qua phong cách báo chí điều tra, Epstein giúp người đọc có trải nghiệm về những điều tạo ra khác biệt giữa vận động viên nghiệp dư và vận động viên chuyên nghiệp.
Do vậy, Không ngạc nhiên khi mở đâu cho cuốn Range, David so sánh giữa hai tượng đài thể thao là Tiger Woods và Roger Federer. Một người theo trường phái chuyên môn hóa sớm, Tiger tập gôn từ năm 3-4 tuổi. Và một động viên đa năng với bóng đá, trượt ván, và nhiều môn thể thao khác. Roger chỉ xác định chơi quần vợt tư tuổi niên thiếu (vì cần tiền mua thêm đĩa CD ca nhạc). Cả hai đều đã đạt tới đỉnh cao. Nhưng con đường lại rất khác nhau.
Ngoài ra, Range còn có nhạc sĩ chơi nhiều loại nhạc cụ, các nhà khoa học nhiều lãnh vực, doanh nhân, một người ngoại đạo tự tìm hiểu về những chứng bệnh theo gen của gia đình, và cả các nhà giáo dục. Epstein muốn chứng minh một luận điểm: Thế giới càng trở nên chuyên biệt hơn, thì chúng ta càng khát những nhà tổng quát đa năng hơn. Nhất là trong các lĩnh vực phức tạp, khó đoán, mơ hồ, chưa xác định.
Câu hỏi đặt ra trong cuốn sách này là để khám phá làm thế nào nắm bắt và trau dồi sức mạnh của tư duy đa chiều, kinh nghiệm đa dạng và khám phá liên ngành bên trong các hệ thống càng ngày càng đòi hỏi sự siêu chuyên môn hóa và đang gây áp lực khiến bạn phải hành động trước khi xác định xem bạn là ai. – Trang 400
Về cơ bản, chuyên môn hóa cao hay tổng quá đa năng đều không có lựa chọn nào là tối nhất. Không có lựa chọn nào đáp ứng được tất cả mọi hoàn cảnh. Dễ hiểu như không có chìa khóa đa năng nào có thể mở mọi ổ khóa.
Nhưng hệ thống giáo dục của chúng ta ngày nay chỉ đào tạo ra các nhà chuyên môn – thực hiện một lãnh vực có phạm vi rõ ràng. Càng chuyên môn hóa một lãnh vực, người ta càng bảo thủ và khó thay đổi. Thậm chí, họ còn không nhận ra khi hoàn cảnh thay đổi và kỹ năng của họ không phù hợp nữa. Đây là một cạm bẫy thực sự. Dẫn tới trong những công việc cần đổi mới sáng tạo, các công việc cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm liên ngành… thì rất hiếm người có thể đảm nhận.
Một nhà tổng quát đa năng có thiên hướng trở thành các nhà lãnh đạo, có đủ tầm nhìn để trở thành những cánh chim đầu đàn. Nhưng họ cũng chỉ có thể thành công nếu như kết hợp được với những nhà chuyên môn hóa cao.
Là một nhà toán học, Dyson tự ví mình như một chú ếch nhưng ông cũng lập luận rằng: “Thật ngu ngốc khi cho rằng chim tốt hơn ếch vì chúng nhìn xa hơn, hoặc ếch tốt hơn chim vì chúng nhìn sâu hơn”. Theo ông, thế giới vừa rộng vừa sâu. “Để khám phá thế giới, chúng ta cần chim và ếch làm việc cùng nhau.” – Trang 277
Câu hỏi còn lại là: Bạn đang là ai? Vị trí chuyên môn nào phù hợp với bạn? Nếu đứng trước ngưỡng cửa của sự thay đổi. Bạn có đủ gan dạ để chấp nhận thử thách?
Range gây tranh cãi và chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều
Range là một cuốn sách có nhiều câu chuyện hay. Và có nhiều kinh nghiệm sống quý giá để người đọc có thể chiêm nghiệm. Nhất là về các mảng như giáo dục phát triển tài năng, định hướng phát triển sự nghiệp và phát triển đội nhóm.
Trong lãnh vực giáo dục, David Epstein đã phê bình việc đào tạo chuyên môn hóa sâu quá sớm. Epstien cũng cho rằng có một một nhà tổng quá đa năng trong nhóm bao giờ cũng tốt hơn một nhóm chỉ toàn các thiên tài chuyên môn hóa. Với nhiều ví dụ cụ thể, cuốn sách giúp các tổ chức lớn có tầm nhìn trong việc xây dựng đội nhóm lãnh đạo.
Có một sự liên tưởng thú vị, là khi đọc những dòng cuối của cuốn sách, Nam Hải nhớ tới cuốn Quốc Gia Khởi nghiệp. Người Israel đã vô tình sử dụng các nhóm toàn các nhà tổng quá đa năng với chuyên môn hóa cao. Từ trong các trung tâm nghiên cứu cho tới các bình đoàn quân đội. Họ giúp đất nước do thái tạo ra nhiều kỳ tích.
Trở lại với Range, David Epstein cũng đã mô tả ra con đường hình thành nên các nhà tổng quá hóa đa năng. Những cá tính, những lựa chọn khó khăn mà họ đã gặp và vượt qua. Đây là điểm mà theo cá nhân Nam Hải thì là đặc sắc của cuốn sách.
“Họ không bao giờ nhìn quanh và nói: Ồ, tôi sẽ bị tụt lại đằng sau, những người này bắt đầu sớm hơn và có nhiều thứ hơn tôi khi còn trẻ”, Ogas bảo tôi. Họ tập trung vào việc: “Đây là tôi của hiện tại, đây là động lực của tôi, đây là những gì tôi thích làm, đây là điều tôi muốn học hỏi và đây là những cơ hội. Nhưng cái nào trong số này là phù hợp nhất cho thời điểm hiện tại? Và có thể trong một năm nữa, tôi sẽ thay đổi vì tôi sẽ tìm ra điều gì đó tốt hơn.”
Mỗi chú ngựa Ô có một hành trình mới lạ, nhưng đều có một chiến lược chung. “Lập kế hoạch ngắn hạn”, Ogas nói với tôi. “Tất cả bọn họ đều thực hành nó, chứ không phải là kế hoạch dài hạn”. Trang 216
Cuối cùng, Độc giả nên đọc Những Kẻ Xuất Chúng trước khi đọc Range. Vì Nam Hải cảm giác khi đọc Range giống như đọc phần hai bộ sách về những thiên tài của Malcolm Gladwell. Gladwell hẳn đã tiếc húi hụi vì lỡ mất đề tài này. Xin được chúc mừng David Epstein đã có cuốn sách thứ 2 thành công. Chúc Epstein và Elizabeth sớm có happy ending!
Các lời bình về sách Range Hiểu Sâu Biết Rộng
Range là một cuốn sách quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Đây là một tắc phẩm cần phải đọc đối với các nhà lãnh đạo, bố mẹ, huấn luyện viên và bất cứ ai muốn nâng cao năng lực con người. – Daniel H.Pink tác giả cuốn Động Lực chèo lái hành vi.
Nam Hải