You are currently viewing Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng của Dale Carnegie

Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng của Dale Carnegie

Nhiều người ở Việt Nam đều biết tới Dale Carnegie qua cuốn sách Đắc Nhân Tâm nổi tiếng của ông. Nhưng ít người biết rằng Dale Carnegie còn là tác giả của nhiều cuốn sách khác như Quẳng Ngánh Lo Đi Và Vui Sống hay như cuốn Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng.

Cuốn sách được đặt nhầm tên chăng?

Nghệ thuật nói trước công chúng là cuốn sách nổi tiếng của Dale Carnegie xuất bản năm 1932. Cuốn sách có những câu chuyện, phương pháp phát triển sự tự tin và chinh phục công chúng bằng kỹ năng diễn thuyết. Từ năm 1912, Dale Carnegie viết giáo án cho các khóa học, dậy thuyết trình và một vài cuốn sách về diễn thuyết. Trong khi đó, cuốn sách này được xuất bản vào năm 1932. Qua nhiều lần chỉnh sửa. Chắc chắn đã là sự tổng kết của tác giả về nghệ thuật thuyết trình.

Tên của cuốn sách này đã được dịch giả việt hóa. Tên gốc là How to develop self-confidence and influence people by public speaking. Dịch nghĩa ra thì là “Làm thế nào để phát triển sự tự tin và gây ảnh hưởng tới công chúng bằng cách nói trước đám đông”. Dale Carnegie có nhiều cuốn sách về thuyết trình khác. Có vẻ ông có quyển sách khác cũng có tên là “The Art of Public Speaking”. Do vậy, tên sách tiếng việt có vẻ khá dễ nhầm lẫn với độc giả muốn tìm hiểu bằng tiếng anh.

Nghệ thuật phát biểu của Dale Carenegie

Một trong bài nói hay nhất của Lincoln là bài nói mà ông đưa ra viễn cảnh: “Một ngôi nhà bị chia cắt thì chính nó không thể trụ vững được. Tôi tin rằng chính phủ này không thể tồn tại lâu dài, mãi mãi với tình trạng một nửa nô lệ, một nửa tự do.” – Lincoln

Có một cuốn sách khác về nghệ thuật diễn thuyết cũng rất đáng đọc là cuốn Speak Like Churchill, Stand Like Lincoln. Tên tiếng việt là 21 bí mật cua những nhà diễn thuyết do nhà xuất bản lao động phát hành. Trong cuốn này có rất nhiều “cách làm” để bạn học hỏi về nghệ thuật diễn thuyết. Ví dụ như: Cách tạm dừng trước khi phát biểu, phong thái, nói ngắn gọn, cách trích dẫn, cách tạo nhịp, tạo vế đối hay dùng từ….

Trong Nghệ Thuật Diễn Thuyết của Dale Carnegie thì xây dựng cho độc giả “cách nghĩ” trước. Tức là trước tiên, trả lời cho câu hỏi là bạn phải làm gì để có thể diễn thuyết thành công? Bạn cần tự tin để nói trước đám đông đã. Kỹ thuật phát biểu gì thì sẽ đến sau. Do vậy, ông  viết cuốn sách tập trung vào hai phần. Phát triển sự tự tin, sau đó mới là chinh phục đám đông bằng lời nói.

Sách của Dale Carnegie thường tập trung vào cảm xúc của người diễn thuyết và người nghe diễn thuyết. Các câu chuyện của ông cảm động, sâu sắc và nhiều câu chuyện trong số đó là những bài diễn thuyết lịch sử của Hoa Kỳ.

Hai nghìn năm trước, Horace từng viết: “Đừng tìm kiếm ngôn từ mà hãy tìm kiếm ý tưởng và dẫn chứng. Kết nối chúng lại thì ngôn từ sẽ tự khắc xuất hiện.” – Trang 80

Những lời khuyên nổi bật về nghệ thuật phát biểu của Dale Carnegie

“Mục đích tối thượng của giáo dục không phải là kiến thức mà là hành động” – Herbert Spencer

  • Hãy bắt đầu với khát khao mạnh mẽ và kiên trì. Chuẩn bị thật kỹ trước khi nói sẽ giúp bạn tự tin. Bất kỳ ai khi mới học phát biểu đề tim đập chân run. Đừng tưởng tượng trường hợp của bạn có gì đặc biệt khó khăn hơn bình thường.
  • Khi người diễn thuyết có một thông điệp thật sự từ trí óc và trái tim – động cơ bên trong khiến người đó nói. Anh ta chắc chắn sẽ khiến bản thân trở nên đáng tin tưởng.
  • Quy trình chuẩn bị thật sự bao gồm đào sâu suy nghĩ, thu thập, sắp xếp các ý kiến của bạn. Bạn phải tự tìm kiếm và nuôi dưỡng những lý lẽ của mình.
  • Sau khi suy nghĩ kỹ và sắp xếp xong bài nói hãy tự luyện tập một cách thật yên lặng như khi bạn đang đi dạo phố. Cũng nên trốn ra một chỗ nào đó và nói to bài phát biểu từ đầu tới cuối, làm các điệu bộ, cử chỉ và tưởng tượng như đang có khán giả ở trước mặt. Càng luyện tập nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy thoái mái và tự tin.
  • Những luật lệ tự nhiên của việc ghi nhớ là: sự ấn tượng, sự nhắc lại và sự liên tưởng. Hãy tạo ấn tượng thông qua càng nhiều các giác quan càng tốt. Trên tất cả, phải chắc chắn có được ấn tượng bằng mắt.
  • Trải nghiệm của bạn có thể cũng tương tự như của Lincoln
  • Khi bạn có bài phát biểu quan trọng, hãy chú ý đến việc ăn uống. Hãy ăn ít như một vị thánh.
  • Nếu đột nhiên bạn quên những gì mình định nói, bạn có thể tự cứu bản thân thoát khỏi sự lúng túng bằng cách… đóc sách của Carnegie để biết thêm chi tiết.

Trong sách, Carnegie còn chỉ ra những cách thu hút khán giả và chiến thắng các cuộc tranh luận mà không biến nó thành một cuộc chiến tranh.

Nghệ thuật nói trước công chúng của Dale Carnegie cho đến nay vẫn được coi như là một giáo trình chính thức của YCMA. Đươc dùng trong nhiều khóa học về diễn thuyết hiệu quả và xây dựng các mối quan hệ. Cuốn sách đã được xuất bản tới hơn 20 thứ tiếng, liên tục trong nhiều năm, hàng triệu bản đã tới tay nhiều độc giả.

Các gợi ý để học kỹ năng thuyết trình

Trước tiên, các kỹ năng như thuyết trình, diễn thuyết, hùng biện hay tán tỉnh cũng đều sử dụng nghệ thật của ngôn từ. Để phát triển được kỹ năng ăn nói đương nhiên đầu tiên là “hãy nói nhiều”. Bạn cần sẵn sàng mở miệng. Hãy chia sẻ cảm xúc, câu chuyện của bạn hàng ngày với bạn bè và người thân. Đó là điểu dễ làm nhất.

Đương nhiên, việc nói chuyện theo dạng nhóm nhỏ thân quen sẽ dễ dàng. Tiếp theo, bạn cần tận dụng mọi cơ hội để được phát biểu trước các nhóm có số lượng đông người hơn. Chủ đề gia đình, thể thao, văn hóa, cuộc sống… luôn là dễ dàng nhất. Hãy cứ mạnh dạn. Đây là kỹ năng bạn học để làm. Vậy thì hãy tâm niệm rằng mình cần thực hành càng nhiều càng tốt. Trước cả khi bạn học lý thuyết cũng không sao.

Chỉ khi bạn cần phát biểu trước nhóm có tới hàng chục người trở nên. Bắt đầu bạn cần nhiều kỹ năng hơn. Lúc đó việc đọc sách về kỹ năng thuyết trình là mới trở nên cấp bách. Việc tham gia vào các khóa học về hùng biện ở trường đại học hay các hội nhóm rất thú vị. Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể.

Suy cho cùng, Shark Hưng có một câu rất hay: “Các bạn nghĩ người có tiền nói gì cũng đúng. Nhưng thực ra ngược lại, người ta nói gì cũng đúng trước khi họ trở nên có nhiều tiền”. Thuyết trình là nghệ thuật thể hiện của tư duy. Một tư duy rành mạch sẽ tạo ra một nhà thuyết trình có lập luận logic. Hãy đọc sách thật nhiều. Sưu tầm các câu châm ngôn nổi tiếng. Hãy ghi chú chúng lại.

Thêm nữa, thuyết trình cũng là nghệ thuật truyền cảm giác, gây ảnh hưởng tới mọi người. Vì vậy, hãy chắc chắn là bạn sẽ mang tới những điều tích cực. Một câu chuyện cười thú vị sẽ làm bạn trở nên vô cùng hấp dẫn trong mắt những người xung quanh. Một người thuyết trình giỏi có thể bắt đầu bằng một người kể chuyện hài. Điểm khởi đầu đó cũng rất tuyệt vời!

Như châm ngôn nghìn đô của Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”. Sử dụng điện thoại gọi cho mọi người khi bạn rảnh. Như Dale Carnegie chia sẻ, hãy quan tâm tới người xung quanh chân thành. Hãy cứ nói nhiều hơn trước khi nói ít đi. Hãy lan man trước khi cô đọng. Bạn sẽ luôn thất bại rất nhiều trước khi bạn thành công. Mọi nhà hùng biện có lẽ đều bắt đầu như vậy.

Tác giả Dale Carnegie

Theo Wikipedia, Dale Carnegie sinh năm 1888 tại Maryville, Missouri, trong một gia đình nông dân. Tuổi thanh niên, dù phải dậy từ bốn giờ sáng mỗi ngày để vắt sữa bò cho gia đình, ông vẫn cố gắng tốt nghiệp đại học tại Warrenburg. Công việc đầu tiên của ông sau khi tốt nghiệp là bán phiếu theo học các lớp hàm thụ cho những người nông dân. Sau đó ông chuyển sang bán thịt lợn xông khói, xà bông và mỡ lợn cho Armour & Company. Ông đã thành công trong việc thiết lập thị trường tại Nam Omaha.

Sau khi để dành được 500$, Carnegie bỏ nghề bán hàng năm 1911 để theo đuổi giấc mơ từ lâu là trở thành một nhà thuyết trình. Nhưng cuối cùng ông lại theo học Học viện Nghệ thuật Kịch Mỹ tại New York, nhưng không thành công nhiều với nghề diễn viên. Khi công việc chấm dứt, ông ở New York, thất nghiệp, gần phá sản và sống ở YMCA phố 125. Chính tại đây ông nảy sinh ý tưởng dạy môn nói trước công chúng. Và ông đã theo đuổi một vị quản lý “Y” nhằm cho phép ông mở một lớp học và trao cho họ 80% lợi nhuận.

Có một câu chuyện vui là khi bắt đầu các khóa học ông cũng không biết phải nên làm thế nào. Không tìm đâu có sách tham khảo hay giáo trình. Ông chưa biết có ai từng mở các khóa học tương tự. Do vậy, ông đã để cho các học viên tự thể nghiệm bằng cách trả lời câu hỏi: “Hãy nói về điều đang làm bạn tức giận nhất”.

Khởi đầu từ năm 1912 này, các khóa học của Dale Carnegie bắt đầu phát riển. Carnegie giúp mỗi người Mỹ có tham vọng phát triển tự tin hơn. Tới năm 1914, ông đã kiếm được $500 – con số tương đương $10.000 ngày nay – mỗi tuần.

Nam Hải