Mật Mã Tài Năng (2009) của Daniel Coyle đã chứng minh rằng mọi thiên tài không tự dưng sinh ra mà được ươm trồng. Đây là một cuốn sách phải đọc đối với các nhà giáo dục, nhà đào tạo, các huấn luyện viên, các bậc phụ huynh và với tất cả những ai đang nỗ lực.
Tài năng không sinh ra từ gen di truyền. Tài năng được ươm trồng
Giống như trong cuốn “Bí Mật Của Sự May Mắn” đã kể, tài năng cũng giống may mắn, đều là do chúng ta chủ động ươm trồng, bảo vệ và kiên nhẫn tạo dựng. Rất tiếc! Ngày nay vẫn còn có nhiều người chưa thấu hiểu điều đó.
Hãy tư duy như thế này. Thiên tài là do luyện tập. Kỹ năng vận động là do tập luyện. Trí thông minh cũng là do luyện tập. Cơ bắp là do lao động và tập tạ. Khả năng phản ứng nhanh và đọc vị tình huống giao tiếp là do mài rũa mà thành. Tính cách hài hước trước tiên là do được sống trong một gia đình hạnh phúc. Cha mẹ, ông bà yêu thương, tôn trọng và thường xuyên thảo luận mọi vấn đề với con cháu giúp chúng hình thành tư duy đúng. Mọi thứ đều có nguồn cơn, chẳng có tư duy nào tự dưng phát triển.
Nếu bạn muốn điều gì đó xảy ra, bạn cần phải làm những điều chuẩn bị chờ đón nó. Bạn muốn cây nở hoa thì bạn phải lựa giống, vun trồng, bón phân, tưới nước, phòng sâu bệnh. Nếu đứa bé nào đó là thần đồng thì chắc hẳn bố mẹ của nó đã áp dụng chiến thuật dậy con với tư duy giáo dục tiến bộ. Hay nếu bạn muốn trở thành ngôi sao bóng đá số một thế giới thì bạn cần luyện tập điên cuồng giống như Cristiano Ronaldo.
Hãy khắc cốt ghi tâm rằng: Tất cả đều phải vận động. Mọi tài năng đều do rèn luyện mà thành!
Xét nghiệm gen “tìm kiếm tài năng” cho con từ sớm là vô bổ.
Gần đây xuất hiện phong trào kiểm tra gen “tài năng” của trẻ sơ sinh. Theo quan điểm cá nhân của Nam Hải thì đây là một việc làm vô ích. Bạn có thể cho con bạn xét nghiệm xem có gen đột biết nào gây bệnh không. Vì bệnh tiên sinh là có. Nhưng để xét nghiệm xem con bạn có tài năng gì không? Thì hơi ngớ ngẩn.
Lý do vì sao? Trước tiên, không thể phủ nhận phương pháp này hoàn toàn. Trong một số môn thể thao, sở hữu đặc tính sinh học đặc biệt giúp cá thể này có lợi thế hơn cá thể khác cùng loài. Ví dụ như sở hữu “vóc dáng kình ngư” sẽ dễ dàng trở thành vận động viên bơi lội hơn những người bình thường. Hay trường hợp lá lách to hơn giúp bộ tộc người cá ở indonesia có thể lặn sâu tới 80m trong hơn 3 phút. Bộ tộc Bajau Laut đã “tiến hoá” để thích nghi với môi trường sống và đó là yếu tố di truyền chứ không phải do kinh nghiệm. Nhưng đa phần những tài năng còn lại đều không phải do gen di truyền.
Không chỉ riêng gì xét nghiệm gen. Cả những khoa học “mơ hồ” như bói toán tử vi, cung hoàng đạo, cúng bái… cũng vậy. Hãy tin vào tri thức thực nghiệm. Đó là nền tảng tri thức hiện tại. (Tương lai là tri thức số – cái này Nam Hải sẽ đề cập trong bài review một cuốn sách khác).
Cuốn Mật mã tài năng có gì?
Kỹ năng được hình thành là do chất cách điện tế bào (Myelin) bao bọc các mạch điện thần kinh và phát triển khi phả ứng lại những tín hiệu điện nhất định.
Trong cuốn sách mỏng, Daniel Coyle có tới gần chục đoạn lặp đi lặp lại mệnh đề cần được chứng minh này. Đây là luận đề chính của cả cuốn sách. Tất cả ví dụ đều để chứng minh tài năng là do các yếu tố hậu sinh mà hình thành. Nội dung của cuốn sách bao gồm ba phần:
- Tập luyện sâu.
- Đánh Lửa.
- Huấn luyện bậc thầy.
Trong đó phần huấn luyện bậc thầy là phần rất đáng đọc cho các huấn luyện viên, các nhà giáo dục và các nhà cải cách. Đặc biệt là cho các bậc phụ huynh đang trong quá trình chăm sóc và giáo dục con nhỏ.
Myelin – Chất xúc tác tạo ra kỹ năng.
Tôi luôn giữ quan điểm cho rằng ngoại trừ những kẻ quá ngu ngốc, con người không khác nhau nhiều về năng lực trí tuệ mà chỉ khác nhau ở lòng nhiệt huyết và sự chăm chỉ mà thôi. – Charles Darwin.
Mọi kỹ năng của chúng ta đều bắt đầu là những tín hiệu điện có định thời gian một cách chính xác và được truyền đi thông quá các chuỗi nơ-ron thần kinh. Nó như một mạch điện thần kinh vậy. Và Myelin chính là chất bao bọc các dây thành kinh này và làm tăng sức mạnh – tốc độ – sự chính xác của các tín hiệu điện. Chúng ta kích hoạt một mạch điện nào đó càng nhiều thì lượng Myelin dùng để tối ưu mạch điện đó càng lớn, những cử động, suy nghĩ, của chúng ta càng trở nên mạnh mẽ, thần tốc và mượt mà hơn.
Thật khó có thể nói về tầm quan trọng của Myelin. Nhưng bạn có thể hiểu thế này. Khi bạn luyện tập một kỹ năng nào đó. Chính là lúc bạn đang làm các lớp Myelin bao bọc các dây thần kinh của mình. Và các lớp này bao bọc càng nhiều. Kỹ năng đó của bạn càng trôi chảy. Đây là lý do những đứa trẻ được bú mẹ nhiều hơn thì sẽ thông minh hơn. Thật vậy, chúng có nhiều Myelin hơn.
Thành phần lipid của sữa mẹ gồm nhiều loại acid béo, trong đó có các acid béo no và các acid béo không no và đặc biệt có lipid ở dạng phức tạp khi kết hợp với phosphat tạo thành các phospholipids hay sphingolipids như sphingomyelin. Sphingomyelin là một dạng lipid phức tạp chiếm đến 40% tổng số lượng phospholipids trong sữa mẹ. Sphingomyelin là thành phần cơ bản cấu tạo nên lớp vỏ myelin bọc ngoài các dây thần kinh, đóng vai trò dẫn truyền xung động thần kinh, dẫn truyền các tín hiệu qua màng tế bào vào bên trong tế bào.
Bạn có thể tìm hiểu thêm vê Myelin tại https://vi.wikipedia.org/wiki/Myelin
Chúng ta bắt đầu xây dựng kỹ năng từ đâu?
Lại cố gắng, lại thất bại. Thất bại nhưng đã tiến bộ hơn.
Loài người đã có lịch sử hàng nghìn năm truyền lại cho nhau những kinh nghiệm và kỹ năng sống. Nhưng tới gần đây mới biết những cơ chế hình thành nên kỹ năng. Nhờ vậy chúng ta đã thay đổi bản chất của việc đào tạo và luyện tập.
Bạn có biết rằng Cristiano Ronaldo rất thích ăn… trứng chim cút. Đây là một thực phẩm bổ dưỡng trợ giúp anh ta duy trì thần kinh vận động. Nếu bạn muốn hình thành kỹ năng vận động mới, kỹ năng tư duy mới cho bạn hay cho con cái, học trò của bạn… việc đầu tiên bạn cần để ý tới chính là thực phẩm. Làm gì có vận động viên cử tạ hàng đầu thế giới nào gầy nhom? Mọi cơ bắp đều cần chất dinh dưỡng. Mọi “tư duy” cũng cần Myelin để vận hành. Hãy chú ý cân bằng dinh dưỡng và bổ xung thực phẩm chức năng đầu tiên. Kết hợp chế độ luyện tập và chế độ dinh dưỡng hiệu quả là tiền đề để tạo kỹ năng mới.
Tiếp sau đó là thì mới là quá trình Luyện tập sâu.
Trong tất cả những hình ảnh có thể diễn đạt được cảm nhận của tập luyện sâu, hình ảnh mà tôi ưa thích là những đứa bé loạng choạng tập đi. Yếu tố then chốt không phải là chiều cao, cân nặng, độ tuổi, sự phát triển của não bộ hay bất kỳ kiểu gen bẩm sinh nào mà là (thật ngạc nhiên) lượng thời gian chúng dùng để kích hoạt các mạch điện thần kinh và cố gắn bước đi.
Các nguyên tắc luyện tập sâu trong cuốn mật mã tài năng rất thú vị. Theo quan điểm sinh học, chẳng có gì có thể thay thế được việc lặp đi lặp lại có chủ đích. Điểm thú vị nhất trong chương nói về quá trình luyện tập sâu là tương tượng cũng hiệu quả như hành động. Nói chuyện, suy nghĩ, đọc sách, tương tượng… cũng kích hoạt xung điện trong các dây thần kinh, sửa chữa lỗi, cải thiện mạch điện.
Đánh lửa cho động cơ tâm hồn của bé.
“Các thầy cô ở đây sẽ dõi theo các con,” Ali tiếp tục. “Mọi thứ đều là bài kiểm tra. Mọi thứ ở đây đều phải nỗ lực mới có được. Các con đã thấy rõ ràng chưa?”
Tiếp theo, mọi kỹ năng đều cần động cơ. Tức là đều cần được “đánh lửa” để bùng cháy lên khát vọng xây dựng và luyện tập kỹ năng đó. Đây là một trạng thái thúc đẩy cao độ. Một ví dụ dễ hiểu, rất nhiều tỷ phú hàng đầu của thế giời đều xuất thân bần hàn, là trẻ mồ côi hoặc khuyết cha khuyết mẹ. Họ đều ở trạng thái đánh lửa “không an toàn” từ rất sớm. Họ phải đối mặt và quá quen với những nỗi sợ hãi. Do vậy, họ đã vượt qua được “vùng an toàn” từ khi còn rất trẻ.
Môi trường là yếu tố quan trọng. Một môi trường tốt giúp hạn chế sự phân tâm. Tăng cường khả năng tập trung. Mọi sự “đánh lửa” đều cần một môi trường để rèn luyện kỹ năng. Trong các phương pháp dậy con, có một khẩu quyết: “Nuôi con trai kiểu nhà nghèo, Nuôi con gái kiểu nhà giàu”. Cũng rất có lý đúng không nào? Đánh lửa và tạo môi trường (hoặc giả lập môi trường) là những điều kiện tiên quyết để đào tạo và huấn luyện.
Hãy đánh lửa cho tâm hồn của bạn, của con cái hay của học trò. Xây dựng một ý muốn khát khao vươn lên là xây dựng ý thức – ý chí thành công. Chẳng có gì quý hơn thế. Hãy cứ khát khao! Hãy cứ dại khờ!
Cách huấn luyện bậc thầy
Giáo viên là người tự làm mình dần dần trở nên không cần thiết nữa.
Phần ba của cuốn sách “Mật mã tài năng” là phần hay nhất của cuốn sách. Chúng ta đã biết về Myelin và tế bào luyện tập sâu. Chúng ta đã biết là mọi kỹ năng cần được đánh lửa. Nhưng “Không thầy đố mày làm lên”. Trong phần ba của cuốn sách, Daniel Coyle mô tả những người có kỹ năng đặc biệt – kỹ năng huấn luyện người khác. Đây là phần Nam Hải thích nhất. Nam Hải sẽ dành phần này cho độc giả tự khám phá.
Thật khó để chấm điểm hay mô tả cho bạn rằng nên đọc cuốn sách nào. Vì thời gian của bạn là của bạn. Nhưng đây là một trong những cuốn sách quá hay và vô cùng đáng đọc. Hãy dành một buổi chiều chủ nhật để đọc là đủ. Vì bạn xứng đáng được biết vì sao mình học giỏi hay học dốt kỹ năng nào đó.
Trên tay Nam Hải là cuốn “Mật Mã Tài Năng” được in năm 2015 của Alphabook. Sách đẹp. Giấy tốt. Nhỏ gọn vừa bỏ túi. Nội dung phù hợp với mọi lứa tuổi, nhất là các bậc phụ huynh. Hữu ích hơn cả “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”. Giá quá rẻ so với chất lượng.
Nam Hải