Email Marketing là hoạt động tiếp thị qua thư điện tử rất đỗi quen thuộc với các anh chị em làm tiếp thị. Ngày nay gửi email tiếp thị vẫn là kênh chăm sóc khách hàng tốt nhất dù đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các ứng dụng như zalo hay viber.
Cuốn sách này giúp bạn làm chủ kỹ thuật Email marketing
Email Marketing – Thấu hiểu để tối ưu được tác giả Nguyễn Xuân Lộc biên soạn và các bạn MediaZ xuất bản năm 2018. Sách chủ yếu giúp các bạn chuyên viên tiếp thị làm quen với MailChimp và các kỹ thuật tạo chiến dịch Marketing cơ bản.
Sách bao gồm 7 phần. Đi từ các phương thức thu thập thông tin email của khách hàng hay còn gọi là Email List/Email database. Tới việc xác định đối tượng email mục tiêu. Tạo chiến dịch quảng cáo (campaign), xây dựng nội dung và kịch bản email và cuối cùng là làm sao để email của bạn luôn xuất hiện trong inbox chính của khách hàng.
Đây không phải sách lý thuyết, tác giả Nguyễn Xuân Lộc cố gắng truyền đạt tới độc giả kỹ năng thực tế nên trong sách có nhiều phần hướng dẫn mang tính thực hành theo lối cầm tay chỉ việc. Do vậy, chắc chắn các bạn vừa đọc sách và tạo tài khoản Mail Chimp triển khai luôn là tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu cả dịch vụ của GetResponse. Đây là dịch vụ tự động hóa chiến dịch email rất hiệu quả.
Với các bạn mới, việc đầu tiên là tạo email của google là Gmail. Và dùng thật thành thạo OutLook. Với quy mô cần gửi tới khách dưới 200 email / ngày. Ngày trong phần mềm Microsoft Office Word có tap “Mailings” đã đủ để bạn sử dụng.
Trong cuốn sách này chưa có thông tin về xMail – dịch vụ mà tỷ phú Elon Musk đang muốn giới thiệu với thế giới. Ngày 26/02/2024 đã lan truyền khắp mạng thông tin internet về dịch vụ này. Hy vọng sắp tới chúng ta sẽ có một dịch vụ email tốt hơn cả Gmail. Nói thật là tôi ghét dịch vụ gmail lắm lắm rồi. Tại vì… dùng lâu nó nhàm.
Tại sao bạn phải học email marketing?
Hiện nay giao tiếp giữa nhân viên bán hàng và các bạn tiếp thị sản phẩm (Sau đây gọi chung là các bạn sales) và khách hàng thường sẽ diễn ra qua điện thoại với các ứng dụng như zalo, viber hoặc facebook messenger. Nhưng đó thường là các trao đổi, thảo luận mang tính định hướng hỏi đáp về sản phẩm dịch vụ. Khi cần gửi thông tin sản phẩm thì các bạn sales sẽ gửi luôn ảnh, tệp tin đa phương tiện qua các ứng dụng này. Vì vậy có rất nhiều giao dịch không cần dùng tới email nữa.
Tuy vậy, không phải là Email hết đất dụng võ. Email vẫn sẽ được sử dụng khi các bạn sales này cần gửi một “tài liệu quan trọng”, mang tính xác nhận hoặc thông báo có trách nhiệm tới các bên liên quan, hoặc đơn giản vì số lượng tệp tin quá nặng… Như phiếu tính giá, file mẫu hợp đồng hoặc email tổng hợp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
Những thông tin này có khi mang tính chất quyết định giao dịch. Một số khách hàng làm việc trong giờ hành chính cũng không tiện để nhắn tin liên tục. Họ muốn có một email đầy đủ thông tin liên quan để tiện nghiên cứu hơn. Nhất là với các giao dịch lớn như trong ngành bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng, sản phẩm có giá trị cao như ô tô, du thuyền, xe máy siêu sang… Nam Hải từng giải quyết rất nhiều giao dịch lớn qua email. Một bức email tốt được cá nhân hóa nội dung luôn được khách hàng hào hứng đón đọc. Khi đó, Lợi ích đạt được khi biết viết email là rất lớn.
Nói ngắn ngọn, Bạn muốn bán một sản phẩm giá trị cao. Thì kỹ năng viết email là không thể thiếu.
Các CEO quản lý các doanh ngiệp tỷ đô cũng bằng… Email.
Một trong số các CEO nổi tiếng thế giới là Jeff Bezos vẫn đang vận hành tập đoàn Amazon qua email. Ngày 21/03/2020, ông đã gửi một bức email “dài hơn thường lê” tới toàn thể các nhân viên của Amazon để động viên và khích lệ tinh thần nhân viên mau chóng vượt qua nghịch cảnh Covid-19, trong email có đoạn:
“Công việc chúng ta đang làm không phải là công việc thường ngày, mà là công việc rất quan trọng trong một thời điểm vô cùng căng thẳng, không chắc chắn.”
“Chúng ta đang cung cấp một dịch vụ quan trọng cho mọi người ở khắp mọi nơi, đặc biệt là với những người dễ bị tổn thương trong xã hội như người già và người tàn tật. Mọi người phụ thuộc vào chúng ta,” ông Bezos viết trong bức thư đăng trên blog của công ty Amazon, và cũng là tuyên bố công khai đầu tiên của ông về đại dịch.
“Tôi không phải là người duy nhất biết ơn công việc các bạn đang làm,” ông Bezos viết.
“Tôi đã nhận được hàng trăm email từ khách hàng và thấy các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cảm ơn tất cả các bạn. Những nỗ lực của các bạn đã được các cấp chính quyền đánh giá cao và Tổng thống Trump vào đầu tuần này đã cảm ơn các bạn rất nhiều.”
Có lẽ các bạn cũng biết, đây là một động thái trái với bình thường. Vì tỷ phú Jeff Bezos thường viết email trả lời công việc với những biểu tượng rất ngắn. Như là duy nhất chỉ một dấu “?”. Do vậy, Có thể thấy bức email này rất quan trọng với Jeff, ông đang cần cổ vũ tinh thần cho toàn bộ tập đoàn.
Theo CNBC, ông Bezos chia sẻ tại Diễn đàn lãnh đạo của Trung tâm Tổng thống George W. Bush: “Dấu chấm hỏi là cách viết tắt cho câu: Bạn có thể xem cái này không? Vì sao chuyện này xảy ra? Đang có chuyện gì thế?”.
Còn nhiều ví dụ sử dụng email khác thú vị như: Vụ khủng hoảng email cá nhân của Hillary Clinton; Email động viên toàn tập đoàn Intell phản công Motozola của Andy Grove; Email xin xỏ phỏng phấn cuả Alex Banayan; Phương thức phúc đáp email bằng giấy viết tay của tỷ phú Warren Buffett… Thậm chí, kỳ bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới cũng có thể được viết qua thư. Có rất nhiều ví dụ cho thấy cả thế giới đang vận hành qua email.
Tin vui là thực ra học cách viết email không khó. Bạn có thể có được kỹ năng này ngay từ hôm nay.
Doanh nghiệp nào muốn phát triển cũng phải dùng email.
Khi bạn mở một tài khoản với bất cứ dịch vụ mạng nào họ cũng yêu cầu bạn có email. Các doanh nghiệp lớn, các nền tảng xã hội đa phần đều có “welcome email” gửi tới bạn. Đó chính là một hình thức để kết nối email marketing.
Các doanh nghiệp như shopee, Tiki, Lazada, VinID, Linkedin, Grab, Techcombank…. Đều có các hoạt động email marketing lớn khủng khiếp. Thậm chi có thể thấy rằng họ gửi hàng tuần hàng ngày email tới tất cả các khách hàng đã đăng ký thành viên, nhân email từ họ. Đây là cách để người dùng luôn nhớ tới thương hiệu và tiếp tục dùng dịch vụ.
Các tạp chí chuyên ngành cũng có các ấn bản định kỳ chỉ gửi tới khách hàng. Ví dụ như JLL Việt Nam, Nam Hải rất hay đọc báo cáo thị trường của họ. Bên batdongsan cũng có chế độ gửi mail tới bạn các bất động sản mới đăng phù hợp nhu cầu tìm kiếm. Các email dạng này thường đã được cá nhân hóa, mang lại giá trị cho người đọc.
Bây giờ, bạn bắt đầu vào làm việc tại một doanh nghiệp lớn. Bạn sẽ được cấp một email doanh nghiệp riêng. Ví dụ như: “bandoc@doanhnghiep.com”, các email này giúp cho bạn làm việc với các đối tác hoặc giao tiếp nội bộ trong công ty. Qua email này, bạn đã được “xác nhận” là người của doanh nghệp. Có tính chính danh để làm việc. Quan trọng hơn, Email này do doanh nghiệp tự quản lý nên nó cũng giúp cho người quản trị có thể đọc được toàn bộ email mà bạn đã gửi và nhận. Đảm bảo an toàn dành cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, viết email không khó. Nhưng để viết email có tác động sâu xắc tới người đọc thì là cả một quá trình rèn luyện. Chúng ta cứ đi là sẽ tới thôi!
Chúc các bạn sớm thành thạo kỹ năng email marketing!
Nam Hải