You are currently viewing Da Thịt Trong Cuộc Chơi Của Nassim Nicholas Taleb: Truy tìm điểm cân bằng lợi ích

Da Thịt Trong Cuộc Chơi Của Nassim Nicholas Taleb: Truy tìm điểm cân bằng lợi ích

Da Thịt Trong Cuộc Chơi (Skin in the game) của tác giả Nassim Nicholas Taleb (1960) mới được tác giả xuất bản năm 2018. Là cuốn mới nhất được thêm vào bộ sách incerto (tính bất định) của ông.

Tác giả là người năm trong danh sách 100 nhà lãnh đạo tư tưởng có ảnh hưởng nhất tới thế giới 2013-2015.

Nassim Taleb (1960) là một tác giả người Mỹ gốc Lebanon (Li Băng, Trung Đông). Ông là một nhà tư tưởng, một học giả, chuyên về xác suất thống kê và phân tích rủi ro. Từ cuốn Thiên Nga Đen, Nassim Taleb đã được nâng tầm thành một trong những học giả hàng đầu thế giới. Những góc nhìn và phân tích của ông góp phần làm thay đổi chính sách tài chính của nhiều quốc gia. Năm 2020, dịch Covid-19 đã tàn phá nhiều nền kinh tế, lý thuyết “Thiên Nga Đen” được nhắc tới nhiều hơn nữa.

Nassim Taleb trong một cuộc phỏng vấn

Về bộ sách tính bật định – Incerto

Đây là một tập hợp các bài luận viết về hành trình khám phá sự mập mờ, măn máy, sự không chắc chắn, xác xuất, sai lầm của con người, rủi ro và ra quyết định khi chúng ta không hiểu thế giới. Bao gồm các tác phẩm như:  Trò đùa của sự ngẫu nhiên (Fooled by Randomness) 2001-2004. Thiên Nga Đen (The Black Swan) 2007, 2010. Khả năng cải thiện nghịch cảnh (Antifragile) 2012. Chiếc gường của Procrustes (The Bed of Procrustes) 2010-2016. Và Da Thịt trong cuộc chơi (Skin In the Game) 2018.

“Da Thịt Trong Cuộc Chơi” là tác phẩm mới nhất trong bộ sách Incerto của ông. Đây là một công trình thách thức nhiều quan điểm đã tồn tại từ lâu về rủi do và phần thường, tài chính và trách nhiệm cá nhân trong nhiễu lĩnh vực kinh doanh, chính trị, tôn giá, xã hội…

Nguồn gốc thành ngữ “Da thịt trong cuộc chơi” (Skin in the game) chưa được xác định rõ. Nhưng nó được nhà đầu tư huyền thoại – Warren Buffett phổ biến khi ông dùng để nói về việc ông đầu tư tiền túi vào quỹ đầu tư do chính ông sáng lập. Có “da thịt trong cuộc chơi” nghĩa là chia sẻ rủi ro và cả quyền lợi trong một hoạt động hay theo đuổi mục tiêu nào đó. Thành ngữ này được sử dụng phổ biến trong kinh doanh, chơi bạc, hoặc chính trị. – Trang 14.

Độc giả sẽ hoa mắt với cách diễn đạt của Nassim Taleb.

Nam Hải phải nói rằng quyển sách này khó đọc phát khiếp. Sách giàu quan điểm triết học. Nhiều danh từ và thuật ngữ chuyên môn, giàu tư duy trìu tượng. Taleb lại viết theo lối rất ngẫu hứng, Không có cấu trúc liền mạch. Nội dung sách nhiều chỗ rất lủng củng khó hiểu. Thêm nữa, Taleb còn thẳng thắn tranh luận với nhiều quan điểm của các học giả khác… Làm cho độc giả rất dễ mất kiên nhẫn.

Vì tôi không thích đọc những cuốn sách nói về những điều rõ ràng. Tôi muốn được ngạc nhiên. Vì thế tôi sẽ không độc giả vào một hành trình nhàm chán, dễ đoán như những bài giảng ở đại học, mà sẽ dẫn bạn tham gia vào chuyến phiêu lưu mà chính tôi cũng mong muốn được thực hiện. Do vậy, cuốn sách này được tổ chức như sau. Độc giả sẽ không phải đọc quá 60 trang để hiểu về da thịt trong cuộc chơi (Tức sự đối xứng) trong gần như mọi khía cạnh. Nhưng sau đó cần phải chú trọng vào những ngụ ý đáng ngạc nhiên. Tức là những bất đối xứng ẩn mà chúng ta không nhận ra ngay lập tức. Cũng như những hệ quả ít rõ ràng hơn nhưng lại có ích một cách không ngờ. Chính việc tìm hiểu cơ chế vận hành của da thịt trong cuộc chơi giúp chúng ta hiểu được nan đề bên dưới ma trận vi tế của hiện thực. – Trang 15

Nội dung chính của “Da Thịt Trong Cuộc Chơi”

Về tổng quan, “Da Thịt Trong Cuộc chơi” gồm có bốn chủ đề chính:

  1. Tính bất định và độ tin cậy của tri thức (Tri thức thực tế vầ tri thức khoa học, giả định rằng có sự khác nhau giữa chúng).
  2. Sự đối xứng trong các vấn đề liên quan tới con người như sự công bằng, công lý, trách nhiệm và quan hệ tương hỗ.
  3. Việc chia sẻ thông tin trong các giao dịch.
  4. Lý trí trong các hệ thống phức tạp và trong thế giới thực tế.

Qua cuốn sách, mục đích của Nassim Taleb là làm sáng tỏ lợi ích và trách nhiệm của các người chơi. Và “Da thịt trong cuộc chơi” ở đây là câu hỏi có hay không có chịu rủi do? Tại sao nhiều học giả hiện tại không giỏi như họ tưởng? Sai lầm tới từ đâu và điều gì mới là sự thật đang diễn ra?

Để độc giả dễ dàng đọc hiểu được cuốn sách này hơn. Nam Hải sẽ tóm lược phần mở đầu của cuốn sách với các khái niệm cơ bản ở bên dưới.

Tính bất định và độ tin cậy của tri thức.

Chủ đề này được Taleb nhắc tới nhiều trong suốt chiều dài của cuốn sách. Nó được định nghĩa ở phần “mở đầu, phần 1”: Cái chết của Antaeus.

Bạn không thể tách kiến thức ra khỏi thế giới thực. Và việc tiếp xúc với thế giới thực được thực hiện thông qua cơ chế “Da thị trong cuộc chơi” – tức là bạn sẽ phải trả giá cho kết quả của nó, dù tốt hay xấu. Những vết trầy xước trên da thịt bạn đóng vai trò định hướng cho quá trình học hỏi và khám phá của bạn. Đó là một cơ chế tín hiệu hữu cơ mà người Hy Lạp gọi là: “Định hướng học tập qua nỗi đau”.

Tiếp theo Nassim Taleb nói về những người “thích can thiệp”, mà theo Taleb thì những người có “một chút học vấn và quá ít trách nhiệm”. Họ thiếu ý thức về thực tế, họ không thể dự đoán được hậu quả sau những quyết định. Nhưng giới tri thức này lại không phải trả giá. Thậm chí họ đùn đẩy rủi ro.

Trong hệ thống quản lý và kinh tế, Nassim Taleb gọi việc đùn đẩy rủi do và khi sự việc vỡ lở thì đổ lỗi cho “sự bất định” là những giao dịch “Robert Rubin”. Theo tên cựu bộ trưởng ngân khố Mỹ. Người đã gom được một khoản thù lao lên đến 120 triệu usd từ CitiBank khi hệ thống ngân hàng sụp đổ vào năm 2008.

Bộ máy quản lý là một cấu trúc mà theo đó một cá nhân có thể dễ dàng cách ly khỏi những hệ quả từ chính hành động của mình. Sự phân quyền dựa trên ý tưởng cơ bản là làm những điều ngớ ngẩn ở cấp vĩ mô sẽ dễ dàng hơn so với ở cấp vi mô. Sự phân quyền làm giảm những sự bất đối xứng lớn về mặt cấu trúc. (Ý là sự phân quyền làm giảm trách nhiệm và rủi ro cho các nhà quản lý)

Nhìn chung, Taleb cho rằng ngày nay chúng ta đang phải chịu một lời nguyền: Thế giới ngày càng có nhiều người giỏi trình bày, giải thích hơn là hiểu thông suốt vấn đề. Hoặc họ giỏi nói hơn làm. Trong khi không có sự tiến hóa nào lại không có da thịt trong cuộc chơi cả. Đấy là một nghịch lý, tạo ra sự bất bình đẳng.

Tính đối xứng trong các vấn đề liên quan tới con người như sự công bằng, công lý, trách nhiệm và quan hệ tương hỗ.

Trong mở đầu, phần 2: Khái lược về đối xứng có nếu ra các khái niệm cơ bản.

“Tính đối xứng” ở đây chính là một nguyên tắc nền tảng của xã hội. Nếu độc giả đã đọc Homo sapiens thì nó chính là “nguyên tắc cho – nhận” đã hình thành nên các cộng đồng loài người. Hiểu đơn giản, bạn cho đi cái gì thì bạn sẽ nhận lại tương xứng. Bạn đầu tư, thắng thì bạn lãi, thua thì bạn lỗ. Khi bạn đùn đẩy rủi ro sang đối tượng khác thì tạo ra sự mất cân bằng – tức sự bất đối xứng.

Sau khi giải thích tính đối xứng bằng các ví dụ về bộ luật Hammurabi. Taleb phê bình chủ nghĩa phổ quát của Immanuel Kant: “Kant không hề nắm được khái niệm về quy mô”. Trong đó ông nói:

Chúng ta là một loài động vật cục bộ và thực dụng, nhạy cảm với quy mô. Cái nhỏ không phải là cái lớn; cái hữu hình không phải là cái trừu tượng; cảm xúc không phải là lý trí. Vi mô hoạt động hiệu quả hơn vĩ mô và tương tự, tốt nhất nên tránh một lối nói chung chung.

Tại sao tính quy mô ở đây quan trọng!? Vì vấn đề tổ chức xã hội, ở quy mô nhỏ và quy mô lớn rất khác nhau, cá nhân với tập thể cũng vậy… Đây là phần mà Nam Hải cá rằng nhiều bạn đọc sẽ bất ngờ. Ví dụ Nassim Taleb có nói về “thiểu số cố chấp” đã thay đổi thuộc tính (Tái chuẩn hóa) của phe “đa số” còn lại. Tạo ra nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống của chúng ta.

Các phần tiếp theo trong chương này Nasim Taleb tiếp tục tranh luận và đưa ra các luận điểm phê phán giới học thuật. Đồng thời ông đưa ra nhiều ví dụ, ý kiến về tính đối xứng.

Hãy bắt đầu cư xử tốt với tất cả những người mà bạn gặp. Nhưng nếu có người định gây ảnh hưởng tới bạn, thì hãy gây ảnh hưởng lại hắn.

Đừng nghe theo lời khuyến của nhưng người bán lời khuyên để kiếm sống, trừ khi có hình phạt cho những lời khuyên của họ.

Nếu bạn không chấp nhận rủi ro cho ý kiến của mình thì ý kiến của bạn chẳng có ý nghĩa gì cả.

Trong mở đầu, phần ba: Xương Sườn của Incerto. Taleb nói về cấu trúc của cuốn sách.

Như Nam Hải đã chia sẻ. Kiểu phân chia “cuốn – Chương” gây khó hiểu cho độc giả. Riêng phần mở đầu thì dài tới gần 80 trang và bản chất là có 3 chương nhưng không được viết vào mục lục.

Chưa hết, nội dung cũng phân tán. Phần “người đại diện”, tác giả tách thành 2 phần. Trong khi đây là một trong những nội dung chính của cuốn sách. Và hoàn toàn có thể để liền mạch. Tóm lại, Đọc hết “Cuốn 1” là bạn đã nắm được tinh thần của “Da Thịt Trong Cuộc Chơi” nhưng tất cả chỉ là mới bắt đầu!

Trò chơi truy tìm kho báu của Nassim Taleb.

Hãy tưởng tượng giống như bạn đang chơi “Truy tìm kho báu” vậy! Đọc cuốn sách này độc giả phải truy tìm các điểm bất đối xứng – những điểm cân bằng và mất cân bằng trong các mục “tản văn” của tác giả. Trên hành trình đó, độc giả phải vượt qua lối hành văn và cấu trúc sách lộn xộn. Pha trộn cùng tiếng la hét đinh tai của Nassim Taleb với các nhà trí thức. Độc giả sẽ chu du giữa sự khác biệt của các khái niệm: Thế giới hàn lâm và thế giới thực, Lý thuyết và thực hành, Giữa vẻ bề ngoài và Chuyên gia thật sự. Theo đúng tinh thần “Cuộc sống chấp nhận rủi ro”. Bạn phải trả giá thì mới đạt được kết quả. Bạn phải chơi và chấp nhận trò chơi này từ tác giả để hiểu được tác phẩm.

Cuốn sách sẽ ít có các định nghĩa tường minh. Bạn phải tự hiểu những khái niệm. Mọi thứ đôi khi không giống như nó đang thể hiện. Bạn phải tìm hiểu động cơ bên trong. Sau đó nhận ra cách thế giới đang vận hành. Đây là một lối dẫn dắt đưa bạn ra khỏi “hệ thống giáo dục chọn lọc”, hướng bạn tới cách tư duy như một con người tự do. Giống như một con “sói giữa bầy chó”. Đó là đích đến của mê cung, nơi bạn cần đạt tới sau khi đọc hết tác phẩm!

Nam Hải rất ấn tượng với “Da Thịt Trong Cuộc Chơi”. Đây là dạng sách mà người đọc phải vò đầu bứt tai. Vì tác giả đang chơi “ú òa” với độc giả. Nếu được bình chọn, có lẽ Nam Hải sẽ bầu Nassim Taleb đã trở thành tác giả “tinh nghịch” nhất thế giới!

Trên tay Nam Hải là cuốn “Da Thịt Trong Cuộc Chơi” được xuất bản năm 2018. Sách có bìa tốt. Giấy tốt. Trang 37 và trang 293 đã có chỉnh sửa cắt dán. Chẳng biết còn trang nào khác không. Các bạn dịch giải chắc cũng đã rất vất vả. Sách này sẽ tốt cho các thanh niên 18+ làm việc trong mọi lãnh vực.

Một vài trích dẫn thú vị trong “Da thịt trong cuộc chơi”:

Nếu bạn không chấp nhận rủi ro cho ý kiến của mình thì ý kiến của bạn không là gì cả. – Trang 56.

Nguyên tắc thiểu số sẽ cho chúng ta thấy tại sao để xã hội có thể vận hành một cách đúng đắn lại chỉ cần đến một số lượng nhỏ những người cố chấp, đạo đức và có da thịt trong cuộc chơi, được thể hiện ở sự dũng cảm. – Trang 107

Rõ ràng, động lực thúc đẩy các cuộc cách mạng chính là những nhóm thiểu số không khoan nhượng. Và sự phát triển của toàn xã hội, dù ở khía cạnh kinh tế hay đạo đức đều xuất phát từ một số lượng người rất nhỏ.

Mọi tổ chức đều muốn lấy đi một phần tự do của những người liên quan tới nó. Đầu tiên, bằng cách đưa họ vào khuôn khổ và thao túng tâm lý. Thứ hai, bằng cách điều chỉnh để họ có da thịt trong cuộc chơi, đặt họ vào tình thế nếu không phục tùng người cầm quyền thì họ sẽ chịu sự mất mát lớn – Đây là việc khó có thể áp dụng với những người hành khất sống nay đây mai đó, coi khinh tài sản vật chất. – Trang 144.

Bạn thà gặp một con người chân thực và thất bại còn hơn là gặp một người thành công, bởi vì những khuyến điểm, những vết sẹo, và những khiếm khuyết về tính cách càng làm gia tăng khoảng cách giữa một con người và một con ma. – Trang 181

Thời gian vận hành thông qua da thịt cuộc chơi. Những thứ sống sót phát đi tín hiệu rằng ở chúng có sự bền vững – dựa trên việc chúng đã tiếp xúc với các tác nhân gây hại.

Nói thêm về Rủi do đuôi (Tail risk)

Đây là những sự kiện, rất xấu hoặc rất tốt, có xác suất xảy ra rất thấp và xuất hiện vào giai đoạn cuối của chu trình. Đôi khi khái niệm rủi ro đuôi còn được định nghĩa ở mức khái quát hơn là rủi ro (hay xác suất) của các sự kiện hiếm khi xảy ra.

Thuật ngữ này “bên tây” phức tạp vậy chứ ở Việt Nam mình cũng phổ biến. Hiểu đơn giản là khi thủy triều rút xuống mới biết ai bơi truồng. Cũng giống như 1 mảnh đất được định giá quá cao. Qua nhiều trung gian nâng giá. Ai là người sở hữu cuối thì chịu hậu quả hết. Các nhà đầu cơ truyền nhau giấy chứng nhận quyền sở hữu đất như chơi truyền “lửa”. Khi hết sóng, mọi thứ về giá trị thật thì mới biết ai thành đại gia. Ai là người vỡ nợ.

Nam Hải