You are currently viewing Chó Sủa Nhầm Cây của Eric Barker: Điều gì làm nên một cuộc đời thành công?

Chó Sủa Nhầm Cây của Eric Barker: Điều gì làm nên một cuộc đời thành công?

Chó Sủa Nhầm Cây (Barking up the wrong tree) của Eric Barker được xuất bản lần đầu vào năm 2017. Đây là cuốn sách sẽ làm bùng nổ cảm xúc của bạn với vô vàn điều bất ngờ về thế giới quan của người thành công.

Chó Sủa Nhầm Cây là một thành ngữ trong tiếng anh: “Barking up the wrong tree”. Ám chỉ rằng do hiểu sai một vấn đề gì đó nên dẫn theo là hành động cũng sai lầm. Có lẽ đây là cuốn sách bạn sẽ thích đọc lúc cảm thấy cuộc đời mình có gì đó sai sai.

Hay đặt đúng câu hỏi

Cuối tháng 8, 2022, vừa mới bắt đầu vào thu, trời Hà Nội vẫn có những ngày nắng đẹp. Ngồi trong một quán café sang trọng, ngay trước đối diện trụ sở của một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu của Việt Nam, Nam Hải đọc Chó Sủa Nhầm Cây lại một lần nữa.

Về tập đoàn bất động sản Nam Hải đang quan sát thì đây là một tập đoàn lớn. Tồn tại đã nhiều năm. Tiếng tăm đã lừng lẫy. Đáng tiếc là chủ tịch của họ đã có một vài bước chân lệch hướng. Khiến cho thành công của tập đoàn giờ chỉ còn là dĩ vẵng. Một trong những hành động dại khờ nhất của ông ấy là vẫn bảo vệ sai lầm của bản thân khi mọi thứ đã an bài. Vậy là một tượng đài đã sụp đổ.

Trong kinh doanh thất bại là bình thường. Phá sản là bình thường. Nhưng cái bọn mà kinh doanh thành công ấy, chúng nó có bí quyết và thường là họ giấu kín như bưng.

Có vài nguyên tắc và quy luật rất phổ biến mà chúng ta vẫn có thể học được từ những người thành công. Một số đó có nguyên tắc “nhân quả” rất đơn giản như sau: Nếu bạn đi lệch hướng thì bạn sẽ phải chịu hậu quả. Nếu bạn đi đúng hướng thì bạn sẽ đạt được kết quả. Vậy nên mới có mệnh đề: “Nếu bạn đặt đúng câu hỏi thì đã giải quyết được 50% công viêc”.

Vậy làm thế nào để tự nhận ra bản thân mình khi đang đặt sai câu hỏi? Đi sai hướng? Nghĩ sai cách? Gặp sai người? Làm sai việc?

Phương pháp tư duy đa chiều giúp bạn dễ dàng vượt qua những quyết định khó khăn trong thời khủng hoảng.

Người điều hành doanh nghiệp thì cũng là người, chấp chứa nhiều thiên kiến. Có 2 thiên kiến tôi có thể chia sẻ ngay:

Một là chủ nghĩa kinh nghiệm giáo điều, hồi tưởng lại quá khư hào hùng. “Ngày xưa anh làm thế này, ngày xưa anh làm thế kia….”. Mỗi khi chia sẻ với người khác họ thường kể về quá khứ hào hùng của bản thân. Họ chẳng quan tâm tới người đang lắng nghe họ phải chịu đựng điều gì. Họ vẫn đang sống trong quá khứ, không phải trong hiện tại.

Hai là chủ nghĩa vọng tưởng. Con người thì vốn có rất nhiều đặc điểm tư duy gắn liền với trí tưởng tượng…. thành ra đôi khi hay mơ tưởng, ảo tưởng và dễ lạc đường. Kiểu người này hay tưởng tượng ra tương lai rất lớn. Làm rất nhiều việc. Trong khi khả năng hiện tại có hạn, và cơ bản thì họ chỉ mơ tưởng tốt, còn hành động và thực tế thì không làm nổi. Họ sống trong thế giới tưởng tượng về tương lai, không phải trong hiện tại. Không phải trong hiện thực. Đó là khi sai lầm xuất hiện.

Tôi nhớ mình từng xem một video tiktok, người diễn thuyết nói mấy người trán zô là hay tưởng tượng nhất. Nghề sales lại cần những người thực tế. Người trán zô thì có thể làm nghệ sĩ, bác sĩ, marketing, kiến trúc sư… chứ làm sales hay quản lý thì không hợp. Đây là một luận điểm thú vị và tôi không tranh cãi về nó. Song đúng là tưởng tượng càng nhiều, thì ảo tưởng càng nhiều. Sự mất tập trung càng tăng và tính nhất quán thì càng giảm.

Trong Chó Sủa Nhầm Cây có những ví dụ về điểm tới hạn của sự quyết tâm hay từ bỏ. Sách viết về phần này rất hay. Trên tất cả thì chúng ta phải từ bỏ những tư duy hiện tại đã. Dù đúng dù sai. Bỏ hết. Để chúng ta nhận diện được thực tại. Khi đó dù là phát triển doanh nghiệp hay phát triển bản thân cũng dễ dàng hơn.

Chỉ khi nhận thức được thực tế thì mới thấy được con đường sáng.

Hãy đặt mình vào một câu chuyện của Covid 2020. Giả sử bạn là một chủ khách sạn trên phố cổ. Năm nay là năm thất thu nhất từ ngày bạn khai trương. Quá nửa nhân viên của bạn đã nghỉ việc. Không còn khách ngoại quốc. Chẳng còn mấy khách du lịch nội địa. Bờ hồ đã đóng cửa phố đi bộ. Bạn sẽ bán khách sạn hay tiếp tục duy trì? Từ bỏ hay quyết tâm chiến đấu tới cùng? Bạn đang bi quan hay lạc quan? Động cơ của bạn là gì? Mục tiêu của bạn là gì? Bạn có đang bị ám ảnh bởi công việc không?

Câu hỏi: “Bán hay không bán khách sạn?” chắc chắn sẽ làm bạn đau đầu. Chúng ta phải đối mặt với nhịp đập của thị trường. Bạn đang cần đưa ra một quyết định khó khăn. Sai lầm một bước sẽ khiến bạn thiệt hại nhiều năm nỗ lực.

Chúng ta thường không thích nghĩ về giới hạn, nhưng ai cũng đều có nó. Lòng quyết tâm thường liên quan tới câu chuyện, còn từ bỏ lại thường là vấn đề giới hạn – Thúc đẩy giới hạn, tối ưu giới hạn và trên hết chính là thấu hiểu giới hạn.

Chó Sủa nhầm cây cũng có sự phân loại qua cách thiết lập quan hệ xã hội rất thú vị. Định nghĩa về người trung-dung, người dung-hòa là những thứ mới mẻ với Nam Hải khi đọc Chó Sủa Nhầm Cây.

Bạn hãy “ tự quản trị” con đường sự nghiệp của bạn.

Một người hướng ngoại thường tự tin vào bản thân, giỏi kết giao và thành công trong ngăn hạn. Nhưng về dài hạn thì hay gặp thất bại. Còn người hướng nội thay chịu thua thiệt, nhưng đa phần các “chuyên gia” đều là người hướng nội. Đôi khi bạn nghĩ rằng bạn hiểu rõ bản thân. Nhưng tự tin thái quá cũng có thể làm cho bạn ảo tưởng. Cảm giác quyền lực ảnh hưởng rất tiêu cực tới tính cách. Làm cho chúng ta bị mờ mắt. “Tự nhận thức” là điểm khởi đầu cho việc tự quản lý bản thân. Vì chỉ có tự nhận thức, tự thay đổi cảm xúc mới có thể mau chóng thay đổi hành vi.

Còn thiếu tự tin ư? Không vấn đề gì. Bạn sẽ học nhanh hơn những kẻ biết tuốt và có nhiều bạn bè hơn. Hãy trở nên giỏi giang trong lãnh vực mình biết, rồi sự tự tin sẽ tăng lên. Và điều này sẽ đưa chúng ta tới bước tiếp theo…

Sự thật là để vươn lên bạn sẽ phải trải qua những cảm giác như vậy thường xuyên. Và đối mắt với nhiều khó khăn nữa. Vượt qua nhanh hay chậm không quan trọng. Bạn chỉ cần liên tục tái định nghĩa như thế nào là “thành công” cho bản thân và hành động. Và đó là câu trả lời cho hai câu hỏi ở trên: Sự điều chỉnh.

Thành công không phải là kết quả của một tố chất đơn lẻ nào; đó chính là quá trình điều chỉnh giữa bạn là ai và bạn muốn đến đâu. – Trang 272

Trong Chó Sủa Nhầm Cây có nhiều luận diểm sẽ khiến độc giả tự quán lại bản thân. Tạo ra tư duy muốn phá vỡ vùng giằng co tư tưởng. Khi đọc bạn sẽ suy ngẫm lại xem mình đang là ai. Và mình đang muốn gì. Nam Hải xếp cuốn sách này vào loại sách giúp độc giả tự điều chỉnh bản thân. Không phải sách tạo động lực.

Là cuốn sách tuyệt vời cho học sinh, sinh viên và những người bắt đầu khởi nghiệp.

Chó Sủa Nhầm Cây là một quyển sách giúp bạn mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Phá bỏ lăng kinh thiên kiến của bản thân. Giúp bạn thấu hiểu chính mình. Biết rõ con đường mình cần đi. Tư duy dễ dàng hơn khi phải đối diện với những quyết định khó khăn của sự nghiệp. Sách cũng nói về kỹ năng về giao tiếp và đi sâu vào phân tích tâm lý. Giúp người đọc có thêm kiến thức quản trị các mối quan hệ giao tiếp. Giúp cho các nhà quản lý dễ dàng thấu hiểu đội nhóm, tự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Trên tay Nam Hải là quyển đã được tái bản lần 2. Bìa đẹp, giấy đẹp. Nam Hải có quyển xuất bản lần 1 nhưng đã mua tặng cho một người bạn thân. Quyển này bạn có thể mua đọc ngay không cần quan tâm tới giá bán.

Nam Hải