Quản lý bản thân hay quản lý cảm xúc của bản thân là một chủ đề chính trong cuốn sách Cách Ta Nghĩ Vẽ Đường Ta Đi của tiến sĩ Shad Helmstetter. Thông qua cuốn sách giúp đọc giả kiểm soát cảm xúc để sống có mục tiêu. Tiếc rằng sách gốc là tiếng anh. Khi áp dụng với tiếng việt cần một số sáng tạo.
Sách tâm lý học ứng dụng, cần đọc nghiêm túc nha!
Cách ta nghĩ vẽ đường ta đi là cuốn sách về tự ám thị (tên phương pháp), hay tự đối thoại thì bản chất cũng giống nhau. Người thành công nghiên cứu về chủ đề ám thị, thao túng tâm trí với tâm thế cương trực. Chơi đùa, thiếu nghiêm túc với lĩnh vực tinh thần là thiếu khôn ngoan. Nên mình cho rằng đây là một cuốn sách nguy hiểm.
Tự đội thoại hay tự ám thị là phương pháp chủ đạo để quản lý bản thân. Phương pháp này giúp chúng ta kiểm soát trạng thái cảm xúc, hành vi, thái độ của chính mình trước áp lực của môi trường sống. Giúp chúng ta chủ động thay đổi và chúng ta mạnh mẽ vươn lên. Tự tin với chính bản thân mình và luôn mỉm cười trước mọi thách thức. Quản lý bản thân vì vậy là kỹ năng sống vô cùng quan trọng.
Mục tiêu của cuốn sách Cách ta nghĩ vẽ đường ta đi hay của việc học ám thị là để chúng ta thay đổi bản thân một cách có ý thức – có mục đích. Có nhiều phương pháp khác, nhưng bằng phương pháp tự đối thoại thì rẻ, dễ và làm được ngay.
Tự ám thị hay tự đối thoại
Để đọc cuốn sách “Cách ta nghĩ vẽ đường ta đi”, thì trước hết bạn hãy tìm hiểu về nhần thức, ám thị và thôi miên.
Ám thị tận dụng ngưỡng tới hạn của nhận thức thông qua ngũ quan (Khứu giác, thính giác, vị giác, thị giác và xúc giác). Ám thị được chia thành ám thị chủ động và ám thị bị động. Dù bạn có muốn hay không, ám thị là liên tục. Môi trường xung quanh luôn ảnh hưởng tới chúng ta.
Hiểu về ám thị là vô cùng quan trọng trong thời đại ô nhiễm thông tin nặng như ngày nay. Tất cả các bigtech đều sử dụng nhiều phương pháp ám thị để lôi kéo người dùng tăng thời gian sử dụng sản phẩm (và xem quảng cáo) của họ. Từ tiktok, youtube, facebook, instragram, twitter, tinder…
Ám thị có lợi và ám thị cũng có hại. Chúng ta không thể tránh được sự ám thị, chúng ta chỉ có thể lựa chọn cho phép ám thị nào xuất hiện thường xuyên hơn và ám thị nào chúng ta cần chủ động bỏ qua. Đồng thời, sử dụng tự ám thị một cách khôn khéo thì lại cho bạn sức mạnh rất lớn.
Việc thiết lập mục tiêu và tự đối thoại tích cực luôn song hành với nhau. Nếu tự đối thoại đúng cách, con đường hướng tới mục tiêu sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn chưa thiết lập mục tiêu – và chưa viết ra được – bạn nên làm ngay đi. Nếu bạn đã là một người tích cực đặt mục tiêu, hãy đảm bảo cho mục tiêu của chính bạn. Tự đối thoại tạo động lực và xây dựng định hướng riêng cho mục tiêu của bạn, chúng ta xứng đáng nhận được những lời nói tuyệt vời đó.
Thôi miên không thể thay thế chúng ta quản lý tâm trí của chính mình mà nó là một công cụ giúp chúng ta tạm thời ghi đè lên một số chương trình khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Thôi miên và ám thị đều ảnh hưởng tới nhận thức. Đây cũng chính là điểm làm tôi lo ngại khi giới thiệu cuốn sách Cách ta nghĩ vẽ đương ta đi tới mọi người.
Nội dung của Cách ta nghĩ vẽ đường ta đi
Nội dung của cuốn Cách ta nghĩ vẽ đường ta đi khá rộng, từ thay đổi thói quen, tạo động lực, thay đổi thái độ, đánh bay tính trì trệ, thôi miên bằng ngôn từ…. Tiến sĩ Shad Helmstetter đã viết cuốn sách này rất tốt. Do cuốn sách được viết vào năm 1986, nên phương pháp chủ đạo là ghi âm. Hiện tại, năm 2023, các bạn có thể linh hoạt và sử dụng nhiều phương pháp tự ám thị hơn so với ngày xưa. Mình có thể tự quay video nhật ký, tự ghi âm bằng iphone, tự viết cam kết đăng lên facebook. Có nhiều cách, hơn là ghi âm vào băng cassette.
Tôi không cho phép ai, vào bất cứ thời điểm nào, chiếm quyền kiểm soát hoặc chịu trách nhiệm thay cho cuộc đời tôi hay bất cứ thứ gì tôi làm. Trách nhiệm của tôi với người khác là sự mở rộng trách nhiệm của bản thân tôi với chính tôi.
Tôi không cho phép bản thân mình phụ thuộc vào cơ hội. Khi cơ hội đến với tôi – hay bất cứ thứ gì – tôi sẽ TỰ LỰA CHỌN.
Tôi chấp nhận trách nhiệm cho cuộc sống hiện tại, lối sống đem đến cho tôi sức mạnh, hạnh phúc và niềm tin tích cực cho cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
Sự vĩ đại bắt đầu trong suy nghĩ của những người vĩ đại. Tôi biết những gì tôi tin vào bản thân mình sẽ đình hình con người tôi – vì vậy tôi lựa chọn tin tưởng vào điều tốt đẹp nhất của bản thân.
Tôi là người thực tế và tôi luôn giữ được nhân cách cũng như bản ngã của mình. Nhưng tôi cũng chay hết mình cho những khát vọng của bản thân.
Vấn đề của các mẫu tự đối thoại trong cuốn sách Cách ta nghĩ vẽ đường ta đi là nó không phù hợp với văn hóa người việt. Tiếng anh nó không có vần điệu như tiếng việt. Người việt mình thích nghe mấy bài đồng dao hơn. Do vậy, về cơ bản, cuốn sách này sẽ cho bạn cách nghĩ để triển khai phương pháp ám thị. Thay vì là một cuốn văn mẫu. Sau khi đọc xong, bạn cần truyền động lực cho nhân viên, hay tự thay đổi một thói quen xấu… bạn sẽ cần phải tự sáng tạo ra phương pháp đối thoại, chọn lựa câu từ, không gian và tự diễn xuất. Việc này đòi hỏi nhiều tính sáng tạo một chút. Nhưng cũng dễ làm thôi!
Chủ đề lớn, nhiều sách hay
Cách ta nghĩ vẽ đường ta đi không phải là cuốn sách duy nhất về chủ đề ám thị mà mình đọc. Có mấy cuốn nữa như Bí mật của sự máy mắn, Người giàu nhất thành babylon, Già quá sớm khôn quá muộn của tiến sĩ Gordon Livingston… Nếu như bạn đọc sách về tiếp thị thì bạn sẽ ngạc nhiên rằng trong đó các phương pháp ám thị còn được sử dụng nhiều hơn nữa. Ví dụ như hình ảnh Miếng thịt gà bốc khói thơm ngon trong quảng cáo KFC, hình ảnh mỹ nam cởi trần gội đầu trong quảng cáo của Romano/xmen. Con bò vui vẻ hát hò khi bay trên kinh khí cầu của quảng cáo sữa… dân tiếp thị luôn là chuyên gia trong ám thị.
Tự đối thoại là một phương pháp của tâm lý học ứng dụng. Ngành này tại nước ta chưa được chú trọng phát triển mạnh như ở nước ngoài. Nhiều người trong xã hội vẫn chưa có nhận thức đúng về việc bảo vệ sức khỏe tinh thần.
Tự ám thị giúp chúng ta chủ động hơn rất nhiều trong cuộc sống. Nhất là khi phải đối mặt với thách thức thay đổi nhiều và nhanh như hiện nay. Nếu độc giả đã đọc bài review về cuốn sách Cách ta nghĩ vẽ đường ta đi tới dòng này. Thì đây là câu trong sách cuối cùng mình muốn gửi tới bạn:
Bạn thật hoàn hảo vì mọi suy nghĩ, giấc mơ, cuộc sống của bạn đều trở thành hiện thực. Bạn có thể trở thành bất cứ điều gì mình lựa chọn. Tiềm năng của bạn vô tận như vũ trụ bao la.
Về tiến sĩ Shad Helmstetter
Là tác giả của hơn hai mươi cuốn sách bán chạy nhất trong lãnh vực phát triển bản thân. Sách của ông đã được xuất bản tại hơn 20 quốc gia. Shad Helmstetter đóng vai trò tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tự đối thoại nội tâm. Ông là nhà nghiên cứu hành vi đầu tiên tập trung vào vai trò của việc tự đối thoại như một nguồn lập trình chính điều khiển cuộc đời của mỗi người. Dựa trên nghiên cứu của mình, ông đã sản xuất các audio tự đối thoại chuyên nghiệp đầu tư vào năm 1981. Đến nay, audio tự đối thoại của ông đã được hàng nghìn cười trên toàn thế giới lắng nghe hàng ngày.
Các audio tự đối thoại của tiến sĩ Shad Helmstetter, sách và thông tin khác về ông độc giả có thể xem ở website shadhelmstetter.com
Nam Hải