You are currently viewing 7 loại hình thông minh: Nhận biết và phát triển trí năng tiềm ẩn

7 loại hình thông minh: Nhận biết và phát triển trí năng tiềm ẩn

7 loại hình thông minh (Seven kinds of smart) của tác giả Thomas Armstrong được viết vào năm 1993 và được chỉnh sửa năm 1999. Trên tay nam Hải là tái bản lần 1 đã có chỉnh sửa. Đây là một cuốn sách giúp bạn thay đổi cách nhìn nhận về những tài năng của bản thân.

7 loại hình thông minh là những loại hình nào? Tại sao bạn cần biết về chúng?

Nam Hải tình cờ thấy cuốn “7 Loại hình thông minh” trong tủ sách tại gia của một đàn anh làm nghề kiến trúc sư. Anh ấy nói, Người làm kiến trúc là người sử dụng nhiều nhất tới trí thông minh không gian, trí trí thông minh toán học và trí thông minh vận động. Vì bản chất công việc thiết kế sáng tạo các dự án kiến trúc là phải tưởng tượng được trước hình khối và không gian, phong cách thiết kế cần đặt ở đó. Một kiến trúc sư giỏi, có thể tưởng tượng là anh ta đang đi lại trong căn nhà anh ta định xây dựng. Anh ta đi tới từng ngóc ngách, ra bên ngoài, bay trên mái nhìn xuống. Đó là cảm giác mà một người mù tịt về phương hướng (những người có khả năng định vị không gian chưa tốt) chắc sẽ khó lòng hiểu nổi.

7 loại hình thông minh
8 loại hình thông minh phổ biến

Trong cuốn 7 loại hình thông minh, Nam Hải thực sự quan tâm nhất tới 2 loại hình mà Nam Hải chưa hiểu sâu. Đó là trí thông minh tương tác cá nhân – xã hội và trí thông minh nội tâm. Đây là 2 loại hình trí thông minh mà Nam Hải thấy rằng nó lạ và mới với bản thân. Ngoài ra, sách cũng có một số câu hỏi mang tính định hướng. Giúp người đọc tự hiểu ra bản thân đang sở hữu những loại hình trí thông minh nào. Nó gần giống như một bài trắc nghiệm tâm lý, bạn nên thử.

Trong 7 Loại hình thông minh. Bạn có hiểu bản thân biết gì và chưa biết gì?

Giữa biết và không biết về bản thân là một khoảng cách mập mờ với những người ít suy tư về chính mình. Bạn có khi nào đặt câu hỏi tại sao mình làm một việc gì đó tốt. Nhưng nhiều việc khác thì mình chưa thể hoàn thành suất xắc? Vì bản thân chưa có đủ các yếu tố hay vì kỹ năng nào đó mình chẳng thể hoàn thành? Hay vì bản thân mình sinh ra đã thế, thôi thì an phận chấp nhận?

Chúng ta ra đời với tư duy và kỹ năng của loài Homo sapiens. Một con ngựa vằn có thể đứng dậy gần như ngay lập tức sau khi ra khỏi bụng ngựa mẹ. Sau vài ngày là chúng đã có thể “chạy như ngựa”. Còn chúng ta sẽ phải mất một khoảng thời gian tập bò. Đó là chỉ kỹ năng vận động cơ bản. Các nhà nghiên cứu đã cho biết, một đứa bé có thể đi lại nhanh hay mất nhiều thời gian tập đi hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ thích ứng sau mỗi lần ngã. Dù có lẽ, chẳng ai trong chúng ta nhớ nổi khi tập bò đã ngã đập mặt xuống sàn nhà bao nhiêu lần. Song đó chính là một trong những kỹ năng đầu tiên mà mỗi người đã luyện tập. Các loại kỹ năng và loại trí thông minh khác cũng đều cần có giai đoạn phát triển như vậy.

Bẩy loại hình thông minh
Trong 7 loại trí thông minh nào giúp chúng ta trở thành tỷ phú nhỉ!?

Câu chuyện bình thường sẽ như sau: Khi còn nhỏ tuổi… ta chưa biết gì nhiều. Sống phụ thuộc vào những kỹ năng mà gia đình dạy dỗ và môi trường tắc động. Chúng ta lớn khôn bằng cách bắt chiếc một cách mù quáng (Copy cat).

Sang tuổi trưởng thành, dần đà chúng ta bắt đầu có khả năng tự ý thức, tự suy xét để đưa ra những nhận định mang tính chủ quan. (Hình thành nên cái tôi siêu ngã, vẫn chưa biết gì về thế giới). Sau mỗi lần nỗ lực giải toán, thi chạy với bạn bè, tranh giành đồ chơi với anh chị em… mọi trò nghịch ngợm thủa niên thiếu đều là rèn luyện kỹ năng. Hay may mắn là được luyện đàn ca sáo nhị, chơi bóng đá trọi gà, đọc sách đọc truyện tranh… từ đó mà hình thành nên các kỹ năng chuyên sâu và khác biệt.

Câu hỏi hiện giờ là: Bạn đã biết gì về chính mình?

Bạn có kỹ năng gì? Bạn thấy công việc nào phù hợp với bạn nhất? Thật hài hước là chúng ta không thể là người toàn tài. Tức là không thể việc gì cũng giỏi. Điều này là do cấu trúc của bộ não mỗi người sau một quá trình nỗ lực đã thích ứng và hình thành nên những khả năng xử lý chuyên biệt. Mỗi khi ta “chuyển việc” – hay chính xác hơn là thay đổi thói quen lao động. Bộ não của chúng ta cũng sẽ thay đổi cấu trúc sinh học. Bạn giống như một kỹ sư lập trình tư duy của chính mình. Các kỹ năng cũ sẽ mai một dần khi bạn tập trung thích nghi với kỹ năng mới… đó là tin vui và cũng là tin buồn.

Thật vậy, vui là ở chỗ bạn có thể tự lập trình bản thân để trở thành chuyên gia một lãnh vực nào đó. Hoàn thiện để vượt trội hơn cả thế giới trong một vài dạng kỹ năng nhất định. Và bạn phải chấp nhận rằng, bạn thân sẽ thua kém trong những kỹ năng mà mình chưa nỗ lực rèn luyện.

Mấu chốt của người thành công chính là ở điểm này. Họ biết mình giỏi trong lãnh vực nào. Hơn nữa, họ biết bản thân là kẻ ngốc trong các lãnh vực nào khác. Người thành công dành toàn lực tập trung vào các kỹ năng và lãnh vực mà họ là chuyên gia. Và họ chọn môi trường mà chính họ có thể phát huy thế mạnh tốt nhất.

7 Loại hình thông minh thực sự rất đáng đọc. Sách có bìa vàng rất đẹp. Giấy tốt. Nội dung sâu sắc và không dài dòng. Cuốn mà mình cầm trên tay giá cũng rất rẻ. Chỉ bằng 2 bát phở thôi. Quý độc giả nên tìm đọc để hiểu về bản thân hơn.

Một số sách khác về tư duy mà độc giả có thể tham khảo như phi lý trí, Trí tuệ do thái. Tư duy nhanh và chậm

Về tác giả Thomas Armstrong

Ông là tác giả của bảy cuốn sách về giáo dục nổi tiếng như: The Myth of the A.D.D Child, In Their Own Way, và Awakening Your Child’s Natural Genius. Tiến sĩ Thomas Amstrong cũng từng tham gia giảng dạy các khóa đào tạo về giáo dục và tư duy đặc biệt. Ông thường xuyên viết về các chủ đề giáo dục và hướng dẫn cha mẹ giáo dục con cái cho các tạp chí nổi tiếng như: Ladies’s Home Journal và Family Circle. Ông sống ở Sonoma County, California.

Nam Hải có nỗ lực tìm thêm nhiều hơn nữa thông tin về tác giả nhưng chúng thực sự rất ít. Và có vẻ dễ gây nhầm lẫn. Thật đáng tiếc.

Nam Hải