Trong 33 chiến lược của chiến tranh, Robert Greene phân tích chiến lược của nhiều cuộc chiến. Nhiều chiến lược đúc rút ra từ cuộc đời của nhiều nhân vật có thật trong lịch sự. Đương nhiên, trong sách cũng có phần bình luận về cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam.
Lời nói đầu về tư duy chiến lược
Robert Greene chia sẻ khái niệm “Tư Duy Chiến Lược” trong ngay phần lời mở đầu. Qua đó ông cô đọng lại các bài học chiến tranh trong cuốn sách. Greene khẳng định một thực tế: “Không ai trong chúng ta được sinh ra để chuẩn bị cho chiến tranh”.
Chúng ta được đào tạo và được chuẩn bị để sống hòa bình, chứ không hề được chuẩn bị cho điều mà chúng ta đang đối mặt trong thế giới hiện thực – chiến tranh. Thế giới ngày càng trở nên đầy tính cạnh tranh và hiểm ác. Trong chính trị, trong kinh doanh, thậm chí trong nghệ thuật, chúng ta đối mặt với những đối thủ mà họ hầu như sẽ làm bất cứ điều gì để chiếm lợi thế.
Theo Robert, bất kỳ ai dù vô tình hay cố ý đều phải có hiểu biết về chiến lược. Chi khi chúng ta ở thế chủ động mới có thể dễ dàng chiến thắng. Song tư duy chiến lược có một cách tiếp cận hoàn toàn khác với cuộc sống. Do vậy, chúng ta cần học hỏi và nghiên cứu chúng một cách nghiêm túc.
Chiến lược đòi hỏi một mối quan hệ thường xuyên giữa hai lĩnh vực. Nó là tri thức thực hành ở hình thái cao nhất. Những sự kiện trong đời sống không có ý nghĩa gì cả nếu bạn không suy ngâm một cách sâu xa về chúng, và các ý tưởng từ những cuốn sách là vô nghĩa nếu chúng không có những ứng dụng vào hiện thực. Trong chiến lược, toàn bộ cuộc đời là một trận thi đấu mà bạn tham gia. Trận thi đấu này lý thú nhưng cũng đòi hỏi sự chú tâm sâu sắc và nghiêm túc. Những món tiền đặt cược quá cao. Những gì bạn biết phải chuyển hóa thành hành động, và hành động phải chuyển hóa thành trí thưc. Theo cách này, chiến lược trở thành một cách thức trọn đời người và là nguồn cội của niềm vui bất biến trong việc khắc phục những khó khăn và giải quyết những vấn đề nan giải.
Phần lời nói đầu của Robert Greene rất ấn tượng. Nó không phải với lời chào xã giao, nó là phần tổng kết cuốn sách. Trong các chương khác thì Greene chỉ tập trung kể truyện và diễn giảng. Có một video sách nói tiếng việt của lời nói đầu này trên youtube. Các bạn có thể mở để nghe thêm nếu muốn.
Sơ lược nội dung 33 chiến lược trong chiến tranh
Trong 33 Chiến Lược Của Chiến Tranh, Robert Greene nói về những chiến lược rất cơ bản của một chỉ huy chiến trường. Cuốn sách được chia làm 5 phần. Chiến tranh hướng nội (Self-Directed Warfare), Chiến tranh có tổ chức (Organizational (Team) Warfare), Chiến tranh phòng ngự (Defensive Warfare), Chiến tranh công kích (Offensive Warfare) và Chiến tranh phi truyền thống (Unconventional (Dirty) Warfare). Các câu chuyện xuyên xuốt lịch sử của châu âu, châu á và có trích dẫn nhiều sư thi, lời của các danh nhân trong lĩnh vực quân sự.
Ngày xưa, chiến lược thuộc về một vị trướng, ban tham mưu của ông ta, nhà vua và những triều thần. Những người lính thường không biết gì về chiến lược vì điều đó không giúp gì cho họ trong chiến trận. Ngoài ra, trang bị chiến lược cho người lính, dễ xẩy ra binh biến.
Trong các sách của Robert Greene có rất nhiều trích dẫn sử thi. Độc giả sẽ thấy hơi phân tâm khi đọc. Cách trình bày này là do Robert Greene từng là một nhà biên kịch. Nên sử thi gần như là một sở thích ăn sâu vào máu của ông. Cá nhân mình không thích kiểu trình bày này. Đọc rất nhức mắt, và tạo ra nhiều khoảng trống trong một trang. Cách trình bầy này còn làm cuốn sách trở nên dài ròng. Có lẽ điều này nhằm phục vụ chiến lược “đếm chữ lấy tiền” của tác giả.
Nhưng nếu viết ngắn gọn như Binh Pháp Tôn Tử, thì chắc là sẽ lại có người phải viết sách “giảng giải”. Dù sao thì lật qua từng trang sách, độc giả sẽ có cảm giác như mình đang ở trong lớp giảng lý thuyết của Học Viện West Point. Nên chắc chắn cuốn sách thỏa mãn đam mê của những độc giả yêu thích lịch sử quân sự.
Vài đặc trưng mang phong cách Robert Greene
Nếu bạn đã đọc hai cuốn sách trước của Robert Greene là 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực và nghệ thuật quyến rũ thì chắc bạn sẽ thích cuốn 33 chiến lược của chiến tranh. Cuốn sách nào của Robert cũng gây ra nhiều phản ứng trái chiều (chiến lược của tác giả cả đấy các đồng chí ạ). Cuốn này cũng vậy, nhưng nó vẫn có nhưng điểm làm mình thấy rõ phong cách viết riêng của Robert Greene.
Đầu tiên, Robert Greene khuyên độc giả nên nhìn đúng bản chất của sự việc. Cái này một phần là do ông bị ảnh hưởng bởi thiền tông. Chính nhờ đặc điểm này mà sách của Robert Greene không phân biệt tôn giáo, có nhiều chiến lược dành cho cả phụ nữ lần đàn ông và có cả câu chuyện về đội quân đồng tính nam. Kết thúc các chương, mọi chiến lược trong sách luôn luôn có “hoán vị”.
Thứ hai, đối tượng về chiến lược trong sách rất đa dạng. Do chiến lược trong cuốn sách này là tổng kết lại của các cuộc chiến tranh. Thần tượng của Robert Greene là chiến lược gia vĩ đại Tôn Tử, và cả Niccolo Machiavelli với tác phẩm Quân Vương nổi tiếng. Chiến lược trong sách bao gồm cả hướng nội và hướng ngoại. Cả những chiến thắng mà không đổ máu. Lẫn với những câu chuyện của các chiến lược gia có thể khiến đối thủ sụp đổ về tinh thần trước khi sụp đổ về thể chất.
Thêm một điểm nữa, như hai cuốn sách chiến lược trước đây của ông. 33 chiến lược của chiến tranh cũng không quá phân biệt rạch ròi đúng sai. Đôi khi gạt bỏ giới hạn đạo đức sang một bên, các câu chuyện và nhân vật đều dùng mọi thủ đoạn không thương tiếc để hạ gục đối thủ. Điều này làm cho cuốn sách phân hóa người đọc rất mạnh. Biến Robert Greene thành tác giả gây nhiều tranh cãi.
Thứ tư, trong sách có nhiều các câu chuyện chiến lược trong chiến tranh thế giới cận đại. Từ câu chuyện phát triển máy bay F16 hay chiến tranh Việt Nam. Đây là lý do vì sao có bình luận cho rằng Robert Greene xứng đáng được tôn sùng là nhà binh pháp hiện đại.
Cuối cùng, Trong 33 chiến lược của chiến tranh, nội dung và cách viết của Robert Green mang văn phong của một nhà biên tập. Nên về cơ bản thì cuốn sách dễ đọc, chắt lọc thông tin và dễ nhớ.
Những đánh giá về cuốn 33 chiến lược của chiến tranh
“Các chiến lược cần biết cũng có thể được sử dụng để ‘chiến thắng trong trò chơi xã hội tinh vi của cuộc sống hàng ngày’.” – Business Insider
“Chuyên môn của Greene là phân tích cuộc đời và triết lý của các nhân vật lịch sử như Tôn Tử và Napoléon, đồng thời rút ra từ họ những lời khuyên về cách thao túng con người và tình huống—một thế giới quan khốc liệt đã mang lại cho ông một lượng lớn độc giả…” – The New York Times
Nam Hải